Tóm tắt lý thuyết

1. Từ tính của nam châm

- Nam châm vĩnh cửu là các vật được cấu tạo từ các vật liệu cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất từ trường, được sử dụng như những nguồn tạo từ trường.

- Hầu hết kim loại đều bị hút bởi nam châm song vẫn có một số là ngoại lệ, chúng bao gồm: đồng, bạc, vàng, magiê, bạch kim, nhôm,…Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị từ hóa một lượng nhỏ khi được đặt trong một từ trường.

- Bất kỳ nam châm nào cũng có hai từ cực.

- Kim ( hoặc thanh ) nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng nam- bắc cực chỉ hướng bắc gọi là cực bắc, cực chỉ hướng nam gọi là cực nam 

- Người ta sơn các màu khác nhau để phân biết các từ cực của nam châm.

Ví dụ:

- N: chỉ cực Bắc

- S: chỉ cực  Nam

Nam châm hút các vật liệu từ : sắt thép, côban,…. Hầu như không hút đồng, nhôm,...

2. Tương tác giữa hai nam châm

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau thì:

- Chúng hút nhau nếu các cực khác nhau

- Chúng đẩy nhau nếu các cực cùng tên

  • Trái đất là một nam châm khổng lồ

​​​​​​​

Bài tập minh họa

Bài 1.

Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Hướng dẫn giải:

Đưa thanh nam châm lại gần các quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nào bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn quả đấm nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm bằng đồng.

Bài 2.

Quan sát hai thanh nam châm trong hình 21.1. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.

Hướng dẫn giải:

- Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của hai nam châm có cùng tên.

- Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm 1 cân bằng với trọng lượng của nam châm 2.

- Nếu đổi đầu một trong hai thanh nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

 

Câu 2: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc-Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.

 

Câu 3: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu

B. Hai nữa đều mất hết từ tính.

C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.

D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

 

Câu 4: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.

B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

C.  Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.

D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.

 

Câu 5: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?

A. Phần giữa của thanh

B. Chỉ có từ cực Bắc

C. Cả hai từ cực.

D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.

Bài viết gợi ý: