I. Phân loại phản ứng hữu cơ
1. Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Ví dụ: CH4 + Cl2 →(askt) CH3Cl + HCl
2. Phản ứng cộng
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
Ví dụ: C2H4 + Br2 → C2H4Br2
3. Phản ứng tách
Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
Ví dụ: CH3 – CH2 – OH →(đk: H2SO4, 170oC) CH2 = CH2 + H2O
II. Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ
- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.
- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm.
Bài 1 (Trang 105 – sGK)
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.
Trả lời:
- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác
Ví dụ: \[C{{H}_{4}}~+\text{ }C{{l}_{2}}~\xrightarrow{\acute{a}nh\text{ }s\acute{a}ng}\text{ }C{{H}_{3}}Cl\text{ }+\text{ }HCl\]
- Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới
Ví dụ: \[{{C}_{2}}{{H}_{4}}~+\text{ }B{{r}_{2}}~\to \text{ }{{C}_{2}}{{H}_{4}}B{{r}_{2}}\]
- Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ
Ví dụ: \[{{C}_{2}}{{H}_{6}}~\xrightarrow{xt,{{t}^{0}}}\text{ }{{C}_{2}}{{H}_{4}}~+\text{ }{{H}_{2}}\]
Bài 2 (Trang 105 – SGk)
Cho phương trình hoá học của các phản ứng :
a) \[{{C}_{2}}{{H}_{6}}+B{{r}_{2}}\text{ }\xrightarrow{\acute{a}nh\text{ }s\acute{a}ng}{{C}_{2}}{{H}_{5}}B{{r}_{2}}+HBr.\]
b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2
c) \[{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+HBr\text{ }\xrightarrow[{}]{{{t}^{0}},xt}{{C}_{2}}H5Br+{{H}_{2}}O.\]
d) \[{{C}_{6}}{{H}_{14}}\text{ }\xrightarrow[{}]{{{t}^{0}},xt}{{C}_{3}}{{H}_{6}}+{{C}_{3}}{{H}_{8}}\]
e) \[{{C}_{6}}{{H}_{2}}+{{H}_{2}}\text{ }\xrightarrow[{}]{{{t}^{0}},xt}{{C}_{6}}{{H}_{14}}\]
g) \[{{C}_{6}}{{H}_{14}}\xrightarrow[{}]{{{t}^{0}},xt}{{C}_{2}}{{H}_{6}}+{{C}_{4}}{{H}_{8}}\]
1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g. B. a, c. C. d, e, g D. a, b, c, e, g.
2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng
A. a, b, c, d, e, g B. a, c. C. d, e, g D. b, e.
3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng
A. d, g B. a, c C. d, e, g D. a, b, c, e, g.
Lời giải:
Chọn kết luận đúng : 1. B; 2.D ; 3. A.
Bài 3 (Trang 105 – SGK)
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?
Lời giải:
(1) CH ≡ CH + H2 СН2 = CH2 (phản ứng cộng)
(2) CH2 = CH2 + H2O CH3CH2OH (phản ứng cộng)
(3) CH3 –CH2 -OH + HBr СН3СН2Вr + Н2О (phản ứng thế)
(4) 3CH ≡ CH (phản ứng cộng)
(5) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (phản ứng thế).
Bài 4 (Trang 105 – SGK)
Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.
B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.
D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
Lời giải:
Chọn C.