Bài 5 - PRÔTÊIN

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN.

1. Thành phần hoá học.

- Prôtêin là chất hữu cơ, có cấu trúc đa phân được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin

- Có 20 loại axit amin

- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin quy định tính đa dạng của Prôtêin

2. Cấu trúc vật lí: Prôtêin Có 4 bậc cấu trúc.

a. Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit

b. Cấu trúc bậc 2: Chuỗi pôlipeptit bậc 1 xoắn hoặc gấp nếp

c. Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôlipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng

d. Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo thành

- Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng của nó. Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ (Do nhiệt độ cao, độ pH …) thì prôtêin bị mất chức năng

II. CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN

1. Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

Ví dụ: Colagen trong các mô liên kết

2. Dự trữ axit amin

Ví dụ: Cazêin trong sữa, prôtêin trong hạt

3. Vận chuyển các chất

Ví dụ: Helmôglôbin trong máu

4. Bảo vệ cơ thể

Ví dụ: Các kháng thể

5. Thu nhận thông tin

Ví dụ: Các thụ thể trong tế bào

6. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa

Ví dụ: Các loại enzim trong cơ thể

Phần II: Giải BT SGK

Bài 1: Nêu các bậc cấu trúc của protein.

Lời giải:

Protein là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau.

Số lượng thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin khác nhau tạo nên các protein khác nhau và chúng có cấu trúc và chức năng khác nhau. Protein có thể có tối đa 4 bậc cấu trúc khác nhau.

– Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi polipeptit. Cấu trúc bậc 1 của một phân tử protein chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong một chuỗi polipeptit đó. Một phân tử protein đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử protein bao gồm nhiều chuỗi polipeptit với số lượng axit amin rất lớn.

– Cấu trúc bậc 2: chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp không ở dạng mạch thẳng mà được co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc hai nhờ các liên kết hidro giữa các axit amin trong chuỗi với nhau.

– Cấu trúc bậc 3 và bậc 4: chuỗi polipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại được tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3. Khi một protein được cấu tạo từ một vài chuỗi polipeptit thì các tiểu đơn vị là các chuỗi polipeptit lại được liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc bốn. Khi cấu trúc không gian ba chiều của protein bị hỏng thì protein sẽ mất chức năng sinh học

Bài 2: Nêu một vài loại protein tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.

Lời giải:

Trong cơ thể người có rất nhiều loại protein khác nhau như: coolagen, protein histon, heemoglobin, các kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào.

– Coolagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

– Heemoglobin có vai trò vận chuyển O2 và CO2.

– Protein histon cấu tạo nên chết nhiễm sắc.

– Hoocmon Insulin điều hòa lượng đường trong máu

– Kháng thể, Inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.

Bài 3: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

Lời giải:

Cơ thể chúng ta đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau. Các axit amin này đều được sắp xếp khác nhau, thành phần khác nhau và số lượng khác nhau sẽ tạo ra vô số protein khác nhau về cấu trúc và chức năng. Do vậy, nên tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.

Phần III : Bài tập trắc nghiệm

1. Nguyên tố  hoá học nào sau đây có trong Prôtêin nhưng không có trong lipit và đường :
a. Phôt pho                                    c.  Natri
b. Nitơ                                            d.Canxi
2.  Các nguyên  tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:
a. Cacbon, oxi,nitơ 
b. Hidrô, các bon, phôtpho
c. Nitơ, phôtpho, hidrô,ôxi
d. Cácbon,hidrô, oxi, ni tơ 
3. Trong tế  bào, tỷ lệ ( tính trên khối lượng khí ) của prôtêin vào khoảng:
a. Trên 50%                                     c. Trên 30%
b. Dưới 40%                                     d. Dưới 20%
4.Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là :
a. Mônôsaccarit    c.axit amin
b. Photpholipit    d. Stêrôit
5.    Số loại  axit a min  có ở  cơ thể  sinh  vật là :
a. 20     b.15    c.13    d.10
6.  Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là : 
a. Liên kết  hoá trị     c.  Liên kết este
b. Liên kết peptit    d.  Liên kết hidrô
7. Trong các công thức  hoá học chủ yếu  sau, công thức  nào  là  của  axit a min ? 
a. R-CH-COOH         b.   R-CH2-COOH           c.  R-CH2-OH         d.  O R-C-NH- NH2
8.  Các  loại  axit  amin khác nhau được phân biệt dựa vào các yếu tố nào sau  đây :
a. Nhóm amin                                      c. Gốc R- 
b.  Nhóm cacbôxy                                d. Cả ba lựa chọn tr ên
9, Trong tự nhiên, prôtêin có cấu trúc mấy bậc khác nhau ?
a. Một bậc                                           c. Ba bậc 
b. Hai bậc                                           d. Bốn bậc 
10. Sắp  xếp  nào sau  đây  đúng theo thứ tự bậc cấu tạo  prôtêin từ đơn giản đến phức tạp ?
a. 1,2,3,4                                            c. 2,3,1,4
b. 4,3,2,1                                            d. 4,2,3,1
11-  Tính đa  dạng  của prôtêin được  qui  định  bởi 
a.  Nhóm  amin của các axit amin 
b. Nhóm R của các axit amin 
c.  Liên kết peptit
d.  Thành  phần , số lượng  và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
12.  Cấu trúc  của phân tử prôtêtin có thể  bị biến  tính  bởi :
a.  Liên kết  phân  cực  của các phân tử nước 
b.  Nhiệt độ 
c.  Sự có  mặt  của khí  oxi
d.  Sự có mặt  của  khí CO2
13. Bậc  cấu trúc nào của prôtêtin  ít bị ảnh hưởng nhất  khi các  liên kết hidrô trong prôtêin bị phá vỡ ?
a.  Bậc 1                                           c. Bậc 3
b. Bậc 2                                           d. Bậc 4
 Bỏ câu 14, 15
16.  Đặc điểm  của phân tử prôtêin bậc 1 là : 
a.  Chuỗi pôlipeptit ở dạng không  xoắn  cuộn 
b. Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn   đặc trưng 
c. Chuỗi pôlipeptit ở dạng  cuộn  tạo dạng  hình cầu 
d.  Cả a,b,c đều đúng 
17 Chuỗi pôlipeptit  xoắn lò xo hay gấp nếp lại là của cấu trúc prôtêin:
a.  Bậc 1                                                 c. Bậc 3
b. Bậc 2                                                 d. Bậc 4
18.  Điểm giống  nhau  của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là :
a.   Chuỗi pôlipeptit ở  dạng  mạch thẳng 
b. Chuỗi pôlipeptit  xoắn lò xo hay gấp  lại 
c.  Chỉ  có  cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit 
d. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo  dạng  khối cầu  
19. Đặc điểm  của prôtêin bậc 4, cũng  là điểm  phân biệt  với prôtêin  ở các bậc  còn lại là 
a. Cấu tạo  bởi  một chuỗi pôlipeptit 
b. Cấu tạo  bởi  một chuỗi pôlipeptit  xoắn  cuộn hình cầu 
c. Có  hai  hay nhiều  chuỗi pôlipeptit 
d.  Chuỗi pôlipeptit  xoắn dạng  lò  xo 
20. Prôtêin  không  có đặc điểm  nào sau  đây ?
a.  Dễ  biến  tính  khi nhiệt độ tăng cao 
b.  Có tính đa dạng 
c.  Là  đại phân tử có cấu trúc đa phân 
d.  Có khả năng tự sao chép 
Đáp án 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B D A C A B A C D A D B A A B C B C B D

 

Bài viết gợi ý: