CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
 

I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm virut

 Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (kích thước từ vài chục đến vài trăm nm).
* Đặc điểm cơ bản của virut:

                      
- Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
- Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.
- Kí sinh nội bào bắt buộc.

2. Phân loại
- Cơ sở phân loại:

+ Axit nucleic
+ Cấu trúc vỏ capsit
+ Vỏ ngoài (có hay không có)
- Có 2 nhóm lớn:
+ Virut ADN.

                             

VD: virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut Hecpet...
+ Virut ARN.

                                  

VD: virut cúm, virut viêm não Nhật Bản, HIV…
 

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN
Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần:

                                                         
- Hệ gen:
+ Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
+ Chức năng: Hệ gen giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.
- Vỏ bọc prôtêin (capsit):
+ Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.
+ Chức năng: Bảo vệ virut.
- Một số virut có thêm vỏ ngoài.
+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.
+ Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
+ Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.

III. HÌNH THÁI
 

1. Cấu trúc xoắn:
- Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Có hình que, hình sợi, hình cầu…

                         
VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…
 

2. Cấu trúc khối:
- Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện. Gồm 20 mặt tam giác đều.

                                
VD: Virut bại liệt…
 

3. Cấu trúc hỗn hợp:
- Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.

                           
VD: Phagơ…
 
 

B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
 

Bài 1: Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài?
•    Capsit: là protein bao bọc bên ngoài để bảo vệ lõi axit nucleic.
•    Capsôme: là tập hợp của các capsit bao bọc bên ngoài bảo vệ lõi axit nucleic.
•    Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
•    Vỏ ngoài: là vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit. Được cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin, trên bề mặt vỏ có gai glycôprôtêin có vai trò kháng nguyên và giúp virut bám vào tế bào chủ.

Bài 2: Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut?
Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:
•    Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
•    Kí sinh nội bào bắt buộc.
•    Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.

Bài 3: Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
      Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).
Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
→ Kết luận: mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.
 
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
 

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cấu trúc của virut?
A. Virut đã có cấu trúc tế bào
B. Virut chưa có cấu trúc tế bào
C. Virut chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
D. Cả B và C
Câu 2: Hệ gen của virut là
A. ADN hoặc ARN
B. ADN, ARN, protein
C. ARN, protein
D. Nucleocapsit
Câu 3: Capsome là
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein
B. Các phân tử axit nucleic
C. Vỏ bọc ngoài virut
D. Nucleocapsit
Câu 4: Vỏ ngoài của virut là
A. Vỏ capsit
B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
D. Nucleocapsit
Câu 5: Virut trần là virut không có
A. Vỏ capsit
B. Vỏ ngoài
C. Các gai glicoprotein
D. Cả B và C
Câu 6: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?
A. Virut không có cấu trúc tế bào
B. Virut có cấu tạo quá đơn gairn chỉ gồm axit nucleic và protein
C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ
D. Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài
Câu 7: Virut có cấu trúc xoắn
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi mặt là một tam giác đều
B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic
C. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn
D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối; phần đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng về cấu trúc sống của virut?
A. Trong tế bào chủ, virut hoạt động như một thể sống
B. Ngoài tế bào chủ, virut như một thể vô sinh
C. Virut là một dạng sinh vật đặc biệt, chúng luôn có biểu hiện của sự sống
D. Cả A và B
Câu 9: Điều nào sau đây là sai về virut?
A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 10: Phago ở E. coli là virut
A. Kí sinh ở vi sinh vật
B. Kí sinh ở vi sinh vật và người
C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người
D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người
Câu 11: Các đơn vị protein liên kết với nhau tạo nên
A. capsome              B. vỏ ngoài
C. glicoprotein            D. nucleocapsit
Câu 12: Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet
B. Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại
C. Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị
D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại
Câu 13: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
A. nucleocapsit          B. glicoprotein
C. capsome                D. lớp lipit kép

Đáp án
 

Câu 1: A. Virut đã có cấu trúc tế bào
Câu 2: A. ADN hoặc ARN
Câu 3: A. các phân tử protein
Câu 4: C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
Câu 5: B. Vỏ ngoài
Câu 6: C. Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ
Câu 7: B. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axir nucleic
Câu 8: D. Cả A và B
Câu 9: D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 10: A. Kí sinh ở vi sinh vật
Câu 11: A. capsome
Câu 12: D. Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại
Câu 13: C. capsomea

Bài viết gợi ý: