Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn đoạt giải, Bài dự thi liên môn về chủ đề biển đảo.
Tên tình huống: “Quan ngại sâu sắc tình hình đặc biệt nguy hiểm trên biển đông”
Thông tin về học sinh
– Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh
– Ngày sinh: 8 / 07/ 1999
1/ Tên tình huống: “Quan ngại sâu sắc tình hình đặc biệt nguy hiểm trên biển đông”
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay “hộ tống” đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu của Trung quốc rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Điều này đã ảnh hưởng đến nền an ninh khu vực, đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trước không khí căng thẳng đó, Việt Nam luôn nhất quán dùng biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình trên một cách hòa bình. Trong buổi trả lời các câu hỏi của phóng viên quốc tế ngày 21/5/2014 tại Manila, Philippines. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “…Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Tuy nhiên, do các phần tử xấu lợi dụng lòng yêu nước của mình, một bộ phận người Việt Nam đã có những hành động bột phát, quá khích, trái pháp luật…
Vậy làm thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
2/ Mục tiêu giải quyết tình huống:
Thứ nhất: Khẳng định chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, để mất chủ quyền đồng nghĩa với “Tự sát” để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của chủ quyền biển đảo mà có thái độ và hành động đúng đắn.
Thứ hai: Tạo thành một cuộc tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và mạng xã hội để Luật biển và các chính sách của nhà nước đến với học sinh, nhân dân đặc biệt là ngư dân nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3/ Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
a) Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo, mạng xã hội và hỏi ý kiến người dân.
Tích hợp: Tổng hợp những điều đã biết , đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống.
Phân tích đánh giá: Phân tích đánh giá vấn đề và bày tỏ quan điểm.
b) Tổng hợp nghiên cứu đề ra giải pháp:
– Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu giải quyết tình huống:
+ Môn Ngữ văn: Dùng bài Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo để khẳng định chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
+ Môn Địa lí: Dùng bài Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ để làm rõ vị trí, giới hạn biển hải đảo việt Nam.
+ Môn Giáo dục công dân: Dùng bài Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại để giáo dục ý thức, trách nhiệm của nhân dân nói chung và Thanh niên nói riêng trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
+ Môn Tin học: Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm Microsoft Word và Microsoft PowerPoint.
c) Nội dung nghiên cứu, những vấn đề liên quan đến gải quyết tình huống:
– Dùng Địa lí để giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn ranh giới vùng biển Việt Nam.
+ Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây.
+ Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2. Bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

  • Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
  • Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải.
  • Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển tiếp liền nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
  • Thềm lục địa: Là vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
  • + Ngoài ra, Việt Nam còn có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

  • Quần đảo Hoàng Sa: Nằm ngoài cử vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc Biển Đông, cách Đà Nẵng 170 hải lý về phía Đông, từ kinh tuyến 111o đến 113o Đông, và từ vĩ tuyến 15o45’ đến 17o15’ Bắc.
  • Quần đảo Trường Sa: Nằm phía Nam Biển Đông, từ kinh độ 111o30’ đến 117o20’ Đông, và từ vĩ tuyến 6o50’ đến12o Bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 1150 km. Quần đảo Trường Sa xứng đáng là “nơi đầu sóng ngọn gió”, là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc Việt Nam.
  • Từ bao đời nay, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân Việt Nam nói chung và ngư dân Việt Nam nói riêng, là vùng lãnh thổ thân thiết nhất, xa xôi nhất của đất nước ta.
    – Dùng bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) làm lập luận đanh thép để khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam là sai trái. Đưa ra quan điểm của nhà nước Việt Nam và chính nghĩa của Việt Nam.
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    + Ý thức dân tộc được bài thơ “Nam quốc sơn hà” bộc lộ mạnh mẽ, hùng hồn. Hai câu thơ như một chân lý, nước Nam thì vua Nam ở, sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên, bởi giang sơn này là do ông cha ta, dân tộc ta gây dựng lên và đã tồn tại mấy ngàn năm nay. Ngay cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
    + Thêm một lần nữa, Lý Thường Kiệt nhấn mạnh tính tất yếu của quyền độc lập, tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc. Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc càng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập. Lời tuyên bố thật đanh thép: Kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu dám coi thường cả “Trời”, phạm vào sách trời. Coi thường cả một dân tộc, phạm và lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
    Như nước Đaị Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bắc Nam cũng khác
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
    + Bằng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng tự hào, tự tôn về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Bình Ngô đại cáo khẳng định nước Đại Việt có ranh giới rõ ràng, có phong tục tập quán riêng, từ lâu đã tồn tại song song với các nước phương Bắc. Các triều đại vua nước Nam xưng đế chấn giữ một phương chứ không phải là chư hầu. Vì thế, sự độc lập, chủ quyền quốc gia của Đại Việt là một chân lí tất nhiên, không có bạo lực nào xâm phạm nổi.
    Từ hàng mấy trăm năm lịch sử, cha ông ta đã đổ biết bao mồ hôi, công sức, xương máu để khẳng định và bảo vệ chủ quyền không chỉ đối với lãnh thổ đất liền mà còn đối với biển đảo của đất nước. Quyết không để một tấc đất rơi vào tay kẻ thù.
    + Ngày 1/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Hành động cực kì nguy hiểm này đã đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Và cả ảnh hưởng đến mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trước tình hình đó, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc.
    “…Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
    – Dùng bài Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (SGK_GDCD12) để nêu vai trò của Pháp luật đối với hòa bình và toàn vẹn chủ quyền biển đảo. Nêu nên các trách nhiệm của nhà nước và của nhân dân đặc biệt là thanh niên với chủ quyền biển đảo quốc gia.
    + Việt Nam tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, ở công ước này lãnh thổ, ranh giới và chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được qui định rõ, buộc thế giới phải công nhận và không ai có quyền thay đổi điều đó. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, cũng bảo vệ toàn vẹn biển đảo thiêng liêng của Việt Nam khi có các vấn đề tranh chấp, xung đột xảy ra.
    + “Đối với người bạn láng giềng Trung Quốc, Đảng và Nhà nước hai nước đưa ra 16 chữ vàng tốt đẹp “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và chúng ta phải cùng xây dựng, củng cố mối quan hệ theo đúng phương châm đề ra trong 16 chữ vàng và “4 tốt”. Trong quá trình xây dựng và củng cố nối quan hệ đó đương nhiên sẽ có khó khăn và thách thức. Phía Việt Nam luôn luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức phấn đấu đẻ xây dựng mối quan hệ trên 16 chữ vàng đó…”
    (Phó thủ tướng Vũ Đức Đam)
    Trong những ngày cả nước đang sục sôi bầu nhiệt huyết hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu. Việc giáp dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn, tự cường lòng tự hào dân tộc cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam là việc làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của nhiều cấp nhiều ngành, của cả cộng đồng xã hội. Để từng tấc đất biên cương Tổ quốc do tổ tiên ta để lại được giữ vững thì trách nhiêm cử thế hệ Thanh niên chúng ta ngày nay là rất quan trọng. Chúng ta phải học tập và học tập hơn nữa, rèn luyện và rèn luyện hơn nữa để làm phên dậu che chắn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc Việt Nam ta.
    4/ Giải pháp giải quyết tình huống:
    Để giải quyết tình huống, tôi đề nghị một số giải pháp sau:

  • Về xã hội:
  • – Thông qua các kênh truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
    – Đưa các quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước đến gần hơn với người dân thông qua các buổi họp dân phố để tránh hành động bột phát, quá khích, bị người xấu lợi dụng…
    – Vận động và tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống…

  • Về phía nhà trường:
  • – Đưa vấn đề này vài trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường xuyên đẻ nâng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
    – Phát động cuộc thi vẽ tranh, văn nghệ về Biển đảo quê hương
    – Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hang tuần bằng các hoạt động vui chơi tìm hiểu.
    5/ Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

  • Các tư liệu được sử dụng:
  • – Sách giáo khoa cấp THPT các môn Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân.
    – Sách Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

  • Các phương pháp thực hiện:
  • – Phương pháp đề nghị: Đề nghị các cấp có thẩm quyền, nhà trường.
    – Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền trên mạng, tuyên truyền tại trường lớp.
    – Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: Soạn nội dung tuyên truyền,sử dụng mạng Internet để tuyên truyền.

  • Tiến trình thực hiện:
  • – Vì có những giải pháp đề nghị vượt ngoài khả năng, tôi xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù hợp với khả năng của mình.
    + Hoạt động 1: Lên mạng tìm kiếm những thông tin liên quan đến tình huống để điều tra nhận thức của mọi người về vấn đề.
    + Hoạt động 2: Dùng kiến thức đã có, đã học để tuyên truyền thông qua các bài học trong sách giáo khoa cấp THPT.
    + Hoạt động 3: Vận động cả lớp cùng tham gia tuyên truyền cho mọi người về trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo.
    + Hoạt động 4: Vận động cả lớp (Giờ sinh hoạt lớp) tham gia vẽ tranh, sang tác thơ, tham gia văn nghệ về đề tài Biển đảo quê hương.
    + Hoạt động 5: Thiết kế một chương trình tuyên truyền 10 phút về Biển đảo quê hương.
    6/ Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
    – Đề cao chủ quyền biển và hải đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
    – Tầm quan trọng của việc toàn vẹn lãnh thổ với sựu phát triển của đát nước, và hòa bình, an ninh, các mối quan hệ hữu nghị.
    – Thanh niên nhận thuacs rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện theo pháp luật để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tránh các hành động bột phát,quá khích…
    – Đề cao lòng tự hào dân tộc.
    Xem thêm : bài thi liên môn về môi trường

    BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

    CHỦ ĐỀ :HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH.

    Bài viết gợi ý: