Chia sẻ bí kíp và kinh nghiệm ôn thi THPT Quốc gia môn văn. Hướng dẫn ôn tập đạt kết quả cao
Kì thi THPT Quốc Gia 2017 sắp đến gần, Nhiều bạn học sinh chưa biết cách ôn tập như thế nào, đặc biệt là những bạn ôn thi năm thứ 2. Để ôn thi đạt kết quả cao, trước hết các em cần xác định rõ nội dung và phương pháp ôn tập phù hợp.
I. Về nội dung.
Năm 2017 đề thi THPT Quốc gia chủ yếu vào chương trình lớp 12. Bởi vậy các em cần khoanh vùng kiến thức, tránh việc ôn lan man, không hiệu quả. Những tác phẩm trọng tâm năm 2017 bao gồm :

  1. Tuyên ngôn độc lập– Hồ Chí Minh
  2. Tây tiến -Quang Dũng
  3. Việt Bắc– Tố Hữu
  4. Đất nước– Nguyễn Khoa Điềm
  5. Sóng– Xuân Quỳnh
  6. Đàn ghi ta của Lor- ca, Thanh thảo. (Bài này bên GDTX không học, nên khả năng thi thấp)
  7. Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân
  8. Ai đã đặt tên cho dòng sông– Hoàng Phủ Ngọc Tường
  9. Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài
  10. Vợ nhặt, Kim Lân( đã thi năm 2015-2016)
  11. Rừng xà nu, nguyễn Trung Thành
  12. Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi. (Bài này bên GDTX học thêm, nên khả năng thi thấp)
  13. Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu. ( Đã thi năm 2014-2015 )
  14. Ngoài ra có : Hồn Trương Ba da Hàng thịt, Lưu Quang Vũ

Các em có thể tải đề cương ôn thi THPT tại link này :
https://drive.google.com/open?id=0BwtFEPXEvuFjZ2lxVmc0Z3dJYWs
Những tác phẩm lớp 11 các em chỉ so sánh, liên hệ , để cho bài văn thêm sâu sắc.
Sang năm 2018 đề thi THPT QG bao gồm cả tác phẩm lớp 11 và lớp 12.
Phần Nghị luận văn học chiếm 5 điểm trong đề thi, phần Đọc hiểu 3 điểm, gồm ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, có 4 câu hỏi đọc hiểu. Phần nghị luận xã hội chiếm 2 điểm, đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 từ bàn luận về vấn đề được nêu ra ở phần đọc hiểu. Để làm tốt phần đọc hiểu và nghị luận xã hội 200 từ, các em cần nắm vững lí thuyết đọc hiểu và Nghị luận xã hội. Đồng thời tích cực luyện đề . Có thể tải lí thuyết ở link này :
https://drive.google.com/open?id=0BwtFEPXEvuFjY3dCNmNzcHUwWWs
Về nghị luận xã hội 200 từ,các em vào link này để xem hướng dẫn cụ thể nhé :nghị luận xã hội
II> về phương pháp.
Các em cần lên kế hoạch ôn tập cho từng phần, từng bài cụ thể. Muốn ôn tập phần Nghị luận văn học đạt kết quả cao, trước hết cần nắm được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trọng tâm. Đối với văn xuôi phải thuộc cốt truyện và tóm tắt được cốt truyện, nhớ được dẫn chứng. Nếu cần, có thể học thuộc những câu văn trọng tâm để làm dẫn chứng cho bài viết .Đối với thơ phải thuộc văn bản thơ, Những bài thơ dài ( Việt Bắc, Đất nước ) thì có thể thuộc những đoạn trọng tâm,nắm được nội dung, nghệ thuật và thông điệp của văn bản.
Các em cần nắm vững những dạng đề Nghị luận thường gặp, cách làm từng dạng đề cụ thể. Ví dụ :
1,, Dạng đề phân tích cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Dạng đề phân tích cảm nhận về đoạn trích văn xuôi
3. Dạng đề nghị luận về tình huống truyện
4. Dạng đề phân tích/ cảm nhận nhân vật, chi tiết trong tác phẩm…
5. Dạng đề so sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…
6. Dạng đề bình luận một ý kiến bàn về văn học.
7. Dạng đề nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.
8. Có dạng đề tích hợp nghị luận xã hội : Phân tích, cảm nhận về tác phẩm, sau đó liên hệ thực thế. Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Tải trọn vẹn tài liệu hướng dẫn làm các dạng đề NLVH tại đây :
https://drive.google.com/open?id=0BwtFEPXEvuFjRkNPRHBpVVBOWEE
Khi đã nắm được nội dung nghệ thuật của từng bài, nắm được phương pháp làm từng dạng đề, các em có thể luyện đề để khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng. Có thể mua những cuốn sách luyện đề để tự luyện tập.
Văn chương yêu cần sự sáng tạo ( điểm sáng tạo là 0.5 ) bởi vậy thuộc làu làu ” văn mẫu” chưa chắc đã đạt điểm cao. Bài viết đúng nội dung, đủ ý, hay, và diễn đạt có cảm xúc, có những ý mới mẻ ngoài đáp án,… mới đạt điểm sáng tạo.
Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội cần nắm vững lí thuyết và chăm chỉ luyện đề mới nhanh tiến bộ.
Có 1 dãy đề thi thử được soạn theo cấu trúc năm nay . Link :

Thân ái. Admin

Bài viết gợi ý: