Tài liệu về Vợ Chồng A Phủ : Phân tích nhân vật Mị, Bài giảng Vợ chồng A Phủ, Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân…
Đề bài :
Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm “ Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Mị có những lúc cô độc ghê gớm nhưng cô đơn không giết nổi con người ấy.
Bằng cảm nhận nhân vật Mị, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài văn nghị luận về ý kiến tác phẩm văn xuôi
-Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
-Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
– Sáng tạo: 0.5 đ
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những kiến thức văn bản Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Mở bài :Giới thiệu tác giả, tác phẩm , nêu ý kiến về nhân vật Mị
Thân bài:
1. GIẢI THÍCH Ý KIẾN : vế 1: nêu hoàn cảnh sống của Mị trong kiếp làm dâu trừ nợ
Vế 2: nêu phẩm chất con người Mị- sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng mạnh mẽ
=>Tác phẩm khắc hoạ hình tượng cô Mị – 2 con người trong 1 con người, thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Tô Hoài
2. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT MỴ ĐỂ CHỨNG MINH Ý KIẾN:
A- TRẠNG THÁI CÔ ĐỘC CỦA MỊ:
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập “truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa.
-Đoạn mở đầu tác phẩm :Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái “dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi”.
– Những ngày làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô có sự phản kháng :
+ Khóc
+ Định tự tự
– Quen dần, nhẫn nhịn, cam chịu, sức sống bị huỷ hoại
+ Bị tê liệt
+ Sống lặng lẽ, âm thầm như cái bóng : cô không nói, không cười, mặt buồn rười rượi…, không thiết những gì xung quanh, giam mình trong căn buồng kín mít..
B. CÔ ĐƠN KHÔNG GIẾT CHẾT CON NGƯỜI MỊ
-Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.
– Sức sống tiềm tàng của Mị không lụi tắt dù bị chà đạp. Tác động của ngoại cảnh, không khí mùa xuân, tiếng sáo, ngày tết…lay tỉnh tâm hồn cô
+ Mị nhẩm theo lời bài hát
+ Cô nhớ lại những kí ức, những khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được gìn giữ trong đáy sâu tâm hồn
+ Mị đau khổ , thậm chí muốn chết đi đẻ khỏi đối diện nhưng cô chợt nhận ra , cô còn trẻ, cô muốn đi chơi và cô chuẩn bị đi chơi
– Sức sống vừa trỗi dậy cũng là lúc bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử– Mị lại chìm sâu vào chai sạn
+ Mị không gắn bó gì cuộc sống xung quanh, như cái bóng vờ bên bếp lửa
+ Cô dửng dưng với chính mình
+ Cô thản nhiên trước nỗi đau của người khác
– Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Nhưng vẫn có một nguồn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt trên má của A Phủ
+ Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình
+ Mị thương cho người đàn ông bị trói và nhớ về người phụ nữ ngày trước bị trói đến chết
+ Cô căm phẫn, cô nhận ra tội ác của chúng
+ Cô nghĩ A Phủ sẽ chết thật phi lí
+ Sức sống trỗi dậy cùng với sự thức tỉnh tâm hồn : Cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
+ Bình luận: nhận xét về nhân vật Mị là có cơ sở: từ cốt truyện, miêu tả quá trình miêu tả diễn biến tâm lí của Mị, khẳng định sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động..
– Kết bài : Khẳng định lại ý kiến về nhân vật Mị, qua đó khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, về sức sống tiềm tàng là nguồn sống giúp con người vẫn trụ lại cuộc đời khi rơi vào trạng thái cô độc.
Xem thêm :