Bộ đề ôn thi ngữ văn lớp 12. Đề đọc hiểu Nghị luận xã hội 200 chữ chủ đề: Theo đuổi ước mơ. Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ để chứng minh ý kiến.
SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG ĐỀ KIỂM TRA NĂM 2017
TRƯỜNG THPT XUÂN HUY MÔN: NGỮ VĂN 12
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA
Đọc hiểu văn bản:
* Về kiến thức:
– Xác định được phương thức biểu đạt.
– Xác định được vấn đề được đề cập tới trong đoạn trích.
– Xác định được biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ.
– Hiểu được nội dung, thông điệp được đề cập đến trong đoạn trích.
* Về kĩ năng :
– Vận dụng kĩ năng đọc- hiểu văn bản để nhận biết chính xác phương thức biểu đạt, nội dung được đề cập tới trong đoạn trích.
– Kĩ năng trình bày vấn đề, viết đoạn văn ngắn.
Làm văn:
* Về kiến thức:
– Nắm được nội dung cơ bản của vấn đề xã hội được đề cập đến trong đoạn trích phần đọc- hiểu.
– Nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học: Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
* Về kĩ năng : Trình bày rõ ràng mạch lạc ý kiến của bản thân về vấn đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học .
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
Hình thức: Tự luận.
HS làm bài trên lớp, thời gian: 120 phút.
III. MA TRẬN (Thiết lập ma trận).
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | TỔNG | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||
Đọc hiểu | – KT : + Nhớ được các phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ. – KN : + Biết chọn phương thức biểu đạt đúng. | – KT : + Hiểu được nội dung được đề cập đến trong đoạn trích. + Hiểu được giá trị của biện pháp tu từ. KN: + Đọc kĩ đoạn trích để hiểu và trả lời đúng. | KT: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề xã hội. KN: Biết viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề xã hội. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||
Số câu: | 01 | 02 | 01 | 04 | |
Số điểm: | 0,5 | 1,5 | 1,0 | 3,0 | |
Tỉ lệ: | 5% | 15% | 10% | 30 % | |
Làm văn Nghị luận xã hội | – KT: Vận dụng kiến thức về nghị luận xã hội viết 01 đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề xã hội. – KN: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||||
Số câu: | 01 | 01 | |||
Số điểm: | 2,0 | 2,0 | |||
Tỉ lệ: | 20 % | 20 % | |||
Làm văn Nghị luận văn học | – KT : Vận dụng kiến thức về tác phẩm văn học, cách làm bài nghị luận văn học, cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học để làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. – KN : Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Biết cách phân tích tác phẩm văn học để làm sáng tỏ ý kiến bàn về văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | ||||
Số câu: | 01 | 01 | |||
Số điểm: | 5,0 | 5,0 | |||
Tỉ lệ: | 50 % | 50 % | |||
TỔNG | 01 | 02 | 02 | 01 | 6 |
0,5 | 1,5 | 3,0 | 5,0 | 10 | |
5% | 15% | 30% | 50 % | 100 % |
ĐỀ KIỂM TRA THEO MA TRẬN
PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 43 – 44)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.
Câu 3. (0,5 điểm) Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn.”?
Câu 4 . (1,0 điểm) “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/ chị là gì? Anh/ Chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.)
LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2. ( 5,0 điểm)
Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990. tr.71)
Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên?
HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần I | Câu | Đáp án, hướng dẫn chấm | Điểm tối đa |
Đoc- hiểu | 1 | Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là nghị luận | 0,5 |
2 | Phép tu từ so sánh: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy Tác dụng: Chỉ ra sự tương đồng giữa “sống một cuộc đời” với “vẽ một bức tranh” giúp người đọc dễ hình dung ra cách sống chủ động để biến ước mơ của mình thành hành động | 1,0 | |
3 | Ước mơ là những khát khao những mong đợi hoặc những ý tưởng đẹp đẽ mà con người muốn biến thành hiện thực. Con người cần phải biết giữ gìn, bảo vệ không để những thử thách, khó khăn trong cuộc sống làm thui chột đi những ước mơ và cũng không để người khác ngăn cản chúng ta hiện thực hóa ước mơ ấy | 0,5 | |
4 | Nội dung câu trả lời cần chặt chẽ, hợp lí không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật | 1,0 | |
Phần II | Câu | Nghị luận xã hội | 2,0 |
Làm văn | 1 | a/ Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu rõ ràng: có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. | 0,25 |
b/ Yêu cầu về kiến thức: – Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: – Ước mơ là gì? – Thế nào là theo đuổi ước mơ? – Tại sao lại nên theo đuổi ước mơ? – Làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực | 0,25 0,25 0,50 0,25 | ||
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
Câu | Nghị luận văn học | 5,0 | |
2 | a/ Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Chữ viết rõ ràng. | 0,25 | |
b/ Yêu cầu về kiến thức: – Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: | | ||
1. Giới thiệu chung: | 0,25 | ||
a. Tác giả- tác phẩm: Tô Hoài là một trong số rất ít nhà văn Việt Nam viết thành công về đồng bào dân tộc ở miền núi. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (rút trong tập truyện Tây Bắc, 1953) Tô Hoài đã làm cho người đọc xúc động trước cuộc sống nô lệ đầy tủi nhục của đồng bào dân tộc Tây Bắc dưới ách thống trị của quan lang chúa đất và bọn thực dân đồng thời cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt cũng như con đường mà họ đã đến với cách mạng. b. Vấn đề cần nghị luận: Đúng như tác giả Tô Hoài đã nói “Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”. Thông qua cuộc đời cô Mị nhà văn đã chứng minh cho nhận xét ấy. | |||
2. Giải thích, chứng minh | |||
a. Giải thích: – Trong cùng cực,lay lắt, đói khổ: Cuộc sống tủi nhục của người dân miền núi dưới ách thống trị của quan lang chúa đất. – Sức sống tiềm tàng, mãnh lệt: Khẳng định sức sống bất diệt của con người. | 0,25 | ||
b. Chứng minh * Cuộc sống cùng cực, lay lắt, đói khổ của Mị – Sự xuất hiện của Mị “một cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cánh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. ->Gợi một mảng sống, một cuộc đời im lìm, tăm tối, một số phận éo le, ngang trái. – Hoàn cảnh sống của Mị: + Thân phận: Làm dâu gạt nợ, sống kiếp sống trâu ngựa chôn vùi tuổi trẻ tình yêu trong nhà thống lí Pa tra. +Nguyên nhân: Bố mẹ Mị lấy nhau không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí- bố của thống lí Pá tra- mỗi năm nộp lãi một nương ngô- đến khi vợ chết con lớn vẫn chưa trả hết nợ. Nên thống lí đến bảo bố Mị, cho Mị về làm dâu thì xóa hết nợ-> Mị bị A sử bắt về trình ma: Mị trở thành con dâu gạt nợ + Mị khi trở thành con dâu gạt nợ: Nhẫn nhục, cam chịu trong địa ngục trần gian, bị tê liệt về ý thức, bị “vật hoá”=> Mị sống vô cảm , thờ ơ nguội lạnh với tất cả, cô lãng quên quá khứ, không gắn bó với hiện tại, cô tồn tại với trạng thái như đã chết trong lúc còn đang sống. * Sức sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt của Mị – Sức sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân: + Ba nhân tố tác động: Cảnh mùa xuân, tiếng sáo hiện tại- quá khứ, hũ rươu ngày tết Mị lén lấy uống ừng ực từng bát. + Ý thức sống, khao khát sống quay trở về + Hành động của Mị khi ý thức sống, khao khát sống quay trở về + Sự xuất hiện của A Sử – Sức sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt trong đêm cởi trói cho A Phủ. + Tâm trạng Mị trước cảnh Aphủ bị trói:Mị thản nhiên thổi lửa, hơ tay-> chỉ có Mị với ngọn lửa-> Thái độ thản nhiên đáng sợ, một sự vô cảm đến tê dại. + Sự biến đổi tâm lí của Mị khi nhìn thấy dòng nước mắt của A phủ: Mị nhớ-> cảm nhận được nỗi oan khuất của A phủ, của mình-> nhận thấy tội ác của cha con thống lí. + Hành động của Mị lấy dao cắt lứa cắt đứt giây mây giải thoát cho A phủ -> Hành động tưởng như bất ngờ mà hợp lí vì khi con người ý thức được sự độc ác của kẻ biến mình thành nộ lệ, khi tình thương người trỗi dậy-> con người có thể hi sinh vì người khác- nét phẩm chất đáng quý đáng tự hào của người phụ nữ dân tộc nói riêng và của người phụ nữ VN nói chung. ->Cắt dây trói cho A phủ đồng nghĩa với việc Mị đang tự cắt hai thứ dây trói vô hình trói buộc cuộc đời Mị với gia đình thống lí Pá tra bao nhiêu năm qua + Hành động của Mị sau khi nhìn A Phủ quật sức vùng lên chạy : Mị chạy theo Aphủ -> chạy theo tiếng gọi của tự do. Mị đã tự giải thoát khỏi kiếp nô lệ bằng sức mạnh của khát vọng sống tiềm ẩn. Khát vọng sống ấy chỉ cần có nhân tố: cuộc gặp gỡ với A phủ : Cuộc gặp gỡ quan trọng: cuộc vượt thoát ngoạn mục, tất yếu từ không gian tăm tối, ngục tù đến với ánh sáng của tự do | 0,5 1,0 0,75 1,0 | ||
c. Đánh giá chung: – Tô Hoài đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Vợ chồng A Phủ thu hút người đọc bằng chính sức sống tiềm tàng trong một tính cách không đơn giản ở nhân vật Mị. – Cách kể chuyện: Hấp dẫn lôi cuốn nhờ cách sắp xếp tình tiết, xây dựng cốt truyện tự nhiên, hợplí. – Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu chất tạo hình và thấm đẫm chất thơ | 0,25 | ||
3. Tổng kết:Tóm lại, qua truyện ngắn Vợ chống A Phủ , tác giả đã thể hiện thành công cuộc sống nô lệ “Lay lắt đói khổ, nhục nhã của Mị nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung dưới thời phong kiến thực dân ở miền núi, đồng thời khẳng định, ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân miền núi từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng tự do. | 0,25 | ||
c. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. | 0,25 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 | ||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: 10,00 điểm | |||
Xem thêm :