Đề đọc hiểu + Nghị luận xã hội 200 chữ : “Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,/Không chỉ dành cho một riêng ai!”.Cảm nhận của Anh/Chị về tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia môn văn có đáp án. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn số 46
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dù đục dù trong con sông vẫn chảy,
Dù cao dù thấp cây lá vẫn xanh,
Dù là người phàm tục hay kẻ tu hành,
Cũng phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.
Đất ấp ôm cho những hạt nảy mầm,
Nhưng chồi tự vươn mình tìm ánh sáng.
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
Thì chắc gì ta nhận được ra ta.
Ai trong đời cũng có thể tiến xa,
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,
Không chỉ dành cho một riêng ai!
(Thơ tự sự – Nguyễn Quang Vũ).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
PHẦN 2: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong bài thơ ở phần Đọc hiểu “Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy,/Không chỉ dành cho một riêng ai!”
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của Anh/Chị về tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)
…Hết…
Gợi ý đáp án
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận
Câu 2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối
Tác dụng của các biện pháp tu từ :
Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta”.
– Đường đời trơn láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn
– Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình
=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
– Điểm 0: Không có câu trả lời.
Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Học sinh chọn 1 hoặc vài câu thơ . Giải thích cách lựa chọn của mình
Làm văn (7,0 điếm)
Câu 1. (2,0 điếm)
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm):
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
– Điểm 0,25: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Hạnh phúc
– Điểm 0: Xác định si vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác
- c) Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khia các luận điểm( trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm)
Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
– Giải thích: + “Bầu trời”: thực thể rộng lớn, là nơi ta sống và sinh hoạt hang ngày, là của chung cho tất cả mọi người
+ “ Hạnh phúc cứ như bầu trời” hạnh phúc là cảm giác bình an, hài lòng trong cuộc sống
+ Đồng cảm và chia sẻ đề là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.
-> Ý cả câu: nhà thơ muốn nhấn mạnh hạnh phúc là của chung nhân loại, của vạn vật trên thế giới này, nghĩa là không ai ôm trọn hạnh phúc trong lòng mình. Hạnh phúc luôn ở bên cạnh. Càng nhiều người hạnh phúc bầu trời càng rộng lớn
– Bình luận:
+ Trong cuộc sống, con người luôn nghĩ hạnh phúc phải đi liền với sự sở hữu: Có tiền bạc, có nhà cửa, có công việc…nhưng những điều đó chưa chắc đảm bnaor cho họ cảm giác hạnh phúc.
+ Hạnh phúc thực sự là những người biết cân bằng và chia sẻ. Hạnh phúc đến từ trong tâm cảu họ.
+ Thực tế trong cuộc sống, càng có nhiều người ta càng khao khát có nhiều hơn nữa, càng phải cố gắng gìn giữ, không có thời gian để tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa. Chỉ khi biết sẻ chia, hạnh phúc mới thực sự đong đầy
+ Phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân, chỉ biết đến bản thân
– Bài học
+ Nhận thức: Hạnh phúc là chia sẻ,
+ Hành động: Làm nhiều việc tốt, quan tâm đến nhiều người quanh mình hơn
Sáng tạo (0,25 điểm)
Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
– Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (5,0 điếm)
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà
– Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
– Điểm 0,25 Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày sang 1 vấn đề khác
Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khia các luận điểm( trong đó phải có thao tác phân tích, chứng minh); biết kết hợp giữa nêu lý lẽ và dẫn chứng(3 điểm)
Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích nội dung và nghệ thuật
– Câu đề từ
– Cảnh đá hai bên bờ sông:
– Mặt ghềnh sông:
– Hút nước:
– Thác nước:
– Đá:
– Phong cách nghệ thuật khi xây dựng SĐ hung bạo.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
– Điểm 2,0 – 2,5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, cảm nhận sâu sắc về nội dung và nghệ thuật
Sáng tạo (0,5 điểm)
Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
Xem thêm :