Tóm tắt lý thuyết

1. Sự nóng chảy

Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy

1.1. Thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun nóng băng phiến:   

 

Kết quả thí nghiệm:

2.2. Phân tích kết quả thí nghiệm

 

  • Phân tích đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến ta thấy: 
    • Đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến từ phút thứ 0  dến phút thứ 7 là đường thẳng nằm nghiêng, nhiệt độ tăng, và tồn tại ở thể rắn
    • Đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến từ phút thứ 8  dến phút thứ 11 là đường thẳng nằm ngang, nhiệt độ không thay đổi, tồn tại thể rắn và lỏng
    • Đường biểu diễn nhiệt độ của băng phiến từ phút thứ 12 dến phút thứ15 là đường thẳng nằm nghiêng, nhiệt độ tăng, tồn tại thể lỏng
  • Vậy:
    • Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến.
    • Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.  

2.3. Kết luận:

  • Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy
  • Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi
  • Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau

Bài tập minh họa

Bài 1:

Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống trong các câu sau 

a. Một chất. ................ ……….. ở nhiệt độ nào thì cũng ................................. ở nhiệt độ đó.
b. Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của vật ..............
c. Chì nóng chảy ở nhiệt độ ..........., còn băng phiến đông đặc ở nhiệt độ ...............
d. Đa số chất rắn khi nóng chảy sẽ ......... thể tích.

Hướng dẫn giải:

a. Bắt đầu nóng chảy, bắt đầu đông đặc
b. Không thay đổi
c. 327oC , 80oC
d. Tăng

Bài 2:

Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ?

Hướng dẫn giải:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ vì trong quá trình biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng nhiệt độ của nước đá không thay đổi và nước đá là vật liệu phổ biến nên dễ làm thí nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm (5 câu):

Câu 1: Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là: 

A. 80

B. 0

C. 800

D. 80

Đáp án đúng: D

Nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 80

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?

A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước 

B. Đốt một ngọn nến 

C. Đốt một ngọn đèn dầu 

D. Đúc một cái chuông đồng đồng 

Đáp án đúng: C

  • Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước:  Đá tan nên chuyển từ rắn sang lỏng sự nóng chảy
  • Đốt một ngọn nến :  nến từ rắn sang lỏng sự nóng chảy
  • Đốt một ngọn đèn dầu không có sự chuyển thể
  • Đúc một cái chuông đồng:  đồng chuyển từ rắn sang lỏng có s nóng chy

Câu 3: Ở nhiệt độ trong lớp học , chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng ?

A. Thuỷ ngân

B. Nhôm.

C. Rượu

D. Nước

Đáp án đúng: B

Nhiệt độ phòng là 23oC ,mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 660oC. Nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ > 660oC

Câu 4: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng ?

A. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ tiếp tục tăng 

B. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

C. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định

D. Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi

Đáp án đúng: A

Sau khi đã bắt đầu nóng chảy nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy ngừng lại

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy; 

A. Sương đọng trên lá cây

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước

Đáp án đúng: D

Bỏ cục đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước s nóng chy

Bài viết gợi ý: