Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Phố của ta
Phố nghèo của ta
Những giọt nước sa
Trên cành thánh thót
Lũ trẻ lên gác thượng
Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.
Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
COn chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.
Lưu Quang Vũ – Phố ta
Câu 1 : Chỉ ra những từ ngữ được lặp tại nhiều lần trong đoạn trích trên.
Câu 2 : Trong đoạn trích trên, tác giả đi miêu tả con phố với những thứ gì?
Câu 5: Con chim sẻ được nhắc đến trong đoạn trích là gì?
Câu 4:Đoạn trích trên đưa đến cho anh (chị) suy nghĩ gì về lời tâm sự của tác giả?
HƯỞNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Cau 1 : Học sinh chỉ cần ra những từ ngừ được lặp lại trong tác phẩm, không cần phân tích nghĩa của n
Phố của ta, Con chim sẻ, tóc xù, Bác thợ mộc nói sai rồi
Câu 2 : Đoạn trích tái hiện hình ảnh con phố với những sự vật và con người sau: Những giọt nước, lũ trẻ bên gác thượng, con chim sẻ của anh.
Câu 3 ‘Con chim sẻ” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ gọi tên một nhân vật cụ thể, người đọc có nhiều liên tưởng đến ý nghĩa của hình ảnh này. Đó có thể là hình ảnh một cô gái tóc xù nhỏ nhắn, xinh xắn, hoặc đó cóthể là tên gọi thân mật mà nhân vật được gọi bởi người tình của mình. Đoạn trích miêu tả con phố nhưng chỉ là cái cớ, là lí do để anh chàng trong đoạn trích thể hiện lời tâm sự, lời thanh minh với người tình của mình.
Học sinh có thể bộc lộ suy nghĩ của mình, kiến giải riêng của mình, miễn là giải thích một cách thấu đáo, hợp li thì giáo viên vẫn cho điểm theo thang điểm đã cho.
Câu 4 : Dưới đây là một gợi ý
Đoạn trích trên là lời tâm sự của tác giả, lời thanh minh của tác giả với người tình của mình rằng Bác thợ mộc nói sai rồi. Từ chuyện kể về cảnh vật phố phường, anh chàng gửi gắm lời giải thích vói cô gái được gọi là “con chim sẻ tóc xù”. Câu “Bác thợ mộc nói sai rồi” được lặp lại như để nhấn mạnh điều đó.
Nguyễn Thế Hưng
Xem thêm: Bộ đề đọc hiểu môn văn