Câu 1 : Chiếu bốn bức xạ có bước sóng theo đúng thứ tự \[{{\lambda }_{1}}\], \[{{\lambda }_{2}}\], \[{{\lambda }_{3}}\], \[{{\lambda }_{4}}\]  vào  lần lượt bốn  quả cầu tích điện âm bằng Cs, bằng Bạc, bằng Kẽm và bằng Natri  thì  điện tích cả bốn quả cầu đều thay đổi . Chọn câu đúng.

A. Bước sóng nhỏ nhất trong bốn bước sóng trên là \[{{\lambda }_{1}}\]

B. Bước sóng lớn nhất trong bốn bước sóng trên là \[{{\lambda }_{4}}\]

C. Nếu dùng bức xạ có bước sóng \[{{\lambda }_{2}}\]thì  chắc chắn gây ra hiện tượng quang điện cho cả bốn quả cầu nói  trên

D. Nếu dùng bức xạ có bước sóng \[{{\lambda }_{3}}\]thì  không thể gây ra hiện tượng quang điện cho cả

bốn quả cầu nói  trên.

Câu 2 : Khi chiếu vào bề mặt kim loại có công thoát êlectrôn là A  chùm bức xạ có bước sóng bằng nửa bước sóng giới hạn quang  điện thì động năng ban đầu của cực đại của êlectrôn quang điện là

A.2A                                       B.0,5A                                      C.0,75A                                            D.1A

Câu 3 : Hai tấm kim loại A và  B đặt song song đối diện nhau và nối với nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai tấm kim loại : khi chùm sáng chỉ đến được tấm A thì trong mạch không có dòng điện,còn khi chiếu đến được tấm B thì   trong mạch có dòng điện. Chọn kết  luận đúng.

A. Nếu hoán đổi  vị trí hai  tấm kim loại  cho nhau thì  có thể cả hai  trường hợp đều không có dòng điện.

B. Giới  hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới  hạn quang điện của tấm A

C. Điện thế của tấm A  cao hơn điện thế tấm B.

D. Điện thế của tấm A  thấp hơn điện thế tấm B.

Câu 4 : Hai tấm kim loại A  và  B đặt song song đối  diện nhau và nối  với nguồn điện một chiều. Chiếu chùm ánh sáng vào khoảng giữa hai  tấm kim  loại : khi chùm sáng chỉ đến được tấm  A  thì trong mạch không có dòng  điện, còn khi chiếu đến được tấm  B  thì trong mạch có dòng điện. Chọn kết luận đúng.

A. không thể kết luận công  thoát  electron  của  tấm B nhỏ hơn hay lớn hơn công  thoát electron của tấm A .

B. Giới hạn quang điện của tấm B nhỏ hơn giới  hạn quang điện của tấm A .

C. Điện thế của tấm A  cao hơn điện thế tấm B.

D. Điện thế của tấm A  thấp hơn điện thế tấm B

Câu 5 : Chiếu  bức  xạ thích hợp bước sóng λ vào tâm O của tấm kim loại hình tròn rất rộng tích điện dương Q. Quang electron bứt  ra khỏi bề mặt rồi sau đó  lại bị hút rơi trở lại tại điểm A  xa nhất cách O một khoảng OA  = R. Muốn tăng R thì

A. giảm λ và tăng Q.

B. tăng λ và giảm Q.

C. tăng λ và tăng Q.

D. giảm λ và giảm Q.

Câu 6 : Chiếu bức xạ thí ch hợp tần số f vào tâm O của tấm tấm kim loại  hì nh tròn rất rộng tích điện  dương  Q.  Quang  electron  bứt  ra khỏi  bề mặt rồi sau đó lại bị hút rơi trở lại tại điểm A  xa nhất cách O một khoảng OA  = R. M uốn giảm R thì

A. giảm f và tăng Q.

B .tăng f và giảm Q.

C. tăng f và tăng Q.

D. giảm f và giảm Q.

Câu 7 : Hai tấm kim loại A và B rất rộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhaumột khoảng d. Thiết lập giữa hai bản  A và B một hiệu điện thế \[{{U}_{BA}}\]=  U > 0. Chiếu  vào tâm O của  bản A  một  bức  xạ đơn sắc có bước sóng λ thích hợp thì  thì kí nh lớn nhất của vùng trên bề mặt tấm B mà các electron tới là  R. Để R tăng 2 lần thì

A .giảm λ hai  lần.

B. giảm d hai  lần.

C. giảm U hai  lần.

D. giảm U bốn lần.

Câu 8 : Khi  chiếu một bức xạ có bước  sóng  λ  thích  hợp vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn  tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có  tốc độ lớn nhất rồi  cho bay từ M đến N trong một điện trường mà hiệu điện thế \[{{U}_{MN}}\] = U > 0 thì tốc độ của electron tại  điểm N là v . Để tốc độ của electron tại  N lớn hơn v thì

A .tăng λ.

B. tăng U.

C .giảm U.

D. tăng U giảm λ.

Câu 9 : Cho chùm hẹp các electron quang điện hướng vào một  từ trường đều cảm ứng từ B theo phương vuông góc thì quỹ đạo  electron  đi trong từ trường là đường tròn có bán kính r . Biết khối  lượng và điện tí ch của electron lần lượt là m và e. Tốc độ ban đầu của electron.

A.\[v=\frac{eB}{rm}\]

B.\[v=\frac{2eBr}{m}\]

C.\[v=\frac{eBr}{m}\]

D.\[v=\frac{0,5eBr}{m}\]

Câu 10 : Hai tấm  kim loại  A và B rấtrộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhau một khoảng d. Thiết lập giữa hai  bản  A  và B một hiệu điện thế \[{{U}_{AB}}\] = U > 0. Chiếu vào tâm  O  của  tấm  A   một  bức  xạ đơn sắc có bước sóng  λ  thích hợp thì các  electron quang điện có thể tới  tấm B một đoạn gần nhất là b. Để tăng b thì

A. tăng λ và tăng U.

B .tăng λ và giảm U.

C. giảm λ và tăng U.

D .giảm λ và giảm U.

Câu 11 : Hai tấm kim loại A và B rất rộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhau một khoảng d. Thiết lập giữa hai  bản  A  và B một hiệu điện thế \[{{U}_{AB}}\] = U > 0. Chiếu vào tâm  O  của  bản A một bức xạ đơn sắc có bước  sóng  λ thích hợp thì   các  electron quang điện bứt ra khỏi bề mặt tấm A sau đó rơi trở lại tấm  A cách O xa nhất là R. Để tăng R gấp đôi  thì

A. tăng λ hai  lần.

B .tăng d hai  lần.

C. tăng U hai  lần.

D. giảm λ hai  lần.

Câu 12: Khối khí hidro nhận năng lượng kích thích, electron chuyển lên quỹ đạo O, khi electron chuyển về các quỹ đạo bên trong, có khả năng phát ra nhiều nhất bao nhiêu vạch quang phổ

A. 6.                                                B. 5                                          C. 10                               D .7

Câu 13 : Các nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái dùng ứng với êlectron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính lớn gấp 9  lần so với  bán kính Bo. Khi chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn thì các nguyên tử  sẽ phát  ra các bức xạ có tần  số  khác nhau. Có thể có nhiều nhất bao nhiêu tần số?

A .1                                                  B.3                                            C. 2                                                     D .4

Câu 14 : Chọn câu đúng với  nội  dung giả thuyết Bo khi  nói  về nguyên tử hiđrô?

A. Nếu chỉ  có một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái  kích thích thứ ba sau đó nó bức xạ tối  đa  sáu phôtôn.

B. Nếu chỉ  có một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái  kích thích thứ hai  sau đó nó bức xạ tối  đa hai  phôtôn.

C. Nếu khối khí hiđrô  đang  ở  trạng thái  kích thích  thứ  hai   sau  đó  nó  bức  xạ  hai vạch quang phổ.

D. Nếu khối khí hiđrô  đang  ở  trạng thái  kích thích  thứ  ba  sau  đó  nó  bức  xạ  năm vạch quang phổ.

Câu 15 : Chọn  phương án sai  với  nội dung  giả thuyết Bo khi nói về nguyên tử  hiđrô?  Nếu chỉ có một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái

A. trạng thái  cơ bản nếu hấp thụ được năng lượng thí ch hợp nó sẽ chuyển lên trạng thái có năng lượng cao hơn.

B. kích thích thứ hai nếu sau đó nó chuyển về trạng thái cơ bản thì nó bức xạ tối đa  hai phôtôn.

C .kí ch  thí ch  nó  chỉ   có  khả  năng  bức  xạ  năng  lượng  mà  không  có  khả  năng  hấp  thụ năng lượng.

D. cơ bản nó chỉ  có khả năng hấp thụ năng lượng mà không có khả năng bức xạ năng lượng.

Câu 16: Chọn phương án sai khi  nói  về ứng dụng của tia laze. Tia laze ứng dụng

A.Trong  thông tin l iên lạc vô tuyến.

B. phẫu thuật mắt, để chữa một số bệnh ngoài  da.

C. gây ra phản ứng nhiệt hạch.

D.kiểm tra lỗ hổng, các bọt khí  ở trong phôi  đúc.

Câu 17: Chọn câu đúng:
A .Nguyên tắc phát quang của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm
ứng.
B. Tia laze có năng lượng lớn vì  bước sóng của tia laze rất nhỏ.
C. Tia laze có cường độ lớn vì  có tí nh đơn sắc cao.
D .Tia laze có tí nh định hướng rất cao nhưng không kết hợp (không cùng pha).

Câu 18 : Tia laze không có

A .Màu trắng

B .Cường độ cao.

C. Độ đơn sắc cao.

D. Độ định hướng cao.

Câu 19 : Tia laze không có đặc điểm nào dưới  đây

A .Độ đơn sắc cao.

B. Độ định hướng cao.

C. Cường độ lớn.

D .Công suất lớn.

Câu 20 : Trong hiện tượng quang-phát quang là thời  gian phát quang là khoảng thời  gian từ lúc

A. bắt đầu chiếu ánh sáng kích thích đến lúc có ánh sáng phát quang.

B .ngừng chiếu ánh sáng kích thích cho đến lúc ngừng phát ánh sáng phát quang.

C. nguyên tử hoặc phân tử chuyển từ mức kích thích về mức cơ bản.

D. nguyên tử hoặc phân tử chuyển từ mức  kích  thích về mức cơ bản sau khi va chạm với nguyên tử hoặc phân tử khác.

Câu 21: Nếu dùng ánh sáng kí ch thí ch màu lục thì  ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là

A .cam

B. đỏ

C. vàng

D .lam

Câu 21: Nếu dùng ánh sáng kí ch thí ch màu lục thì  ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là

A .cam                                                    B. đỏ                                          C. vàng                                          D .lam

Câu 22 : Hiện tượng quang-phát quang có thể xảy ra khi photon bị

A .electron dẫn trong kẽm hấp thụ.

B. electron liên kết trong CdS hấp thụ.

C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.

D. cả electron dẫn và electron liên kết hấp thụ

Câu 23 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi  nói  về hiện tượng quang – phát quang?

A .Hiện tượng quang – phát quang là hiện tượng một số chất phát sáng khi bị nung nóng.

B .Huỳnh quang là sự phát quang của chất rắn, ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời  gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

C .Ánh sáng phát quang có tần số lớn hơn ánh sáng kích thích.

D .Sự phát sáng của đèn ống là hiện tượng quang – phát quang.

Câu 24: Trong trường hợp nào dưới  đây có sự quang-phát quang? Ta nhì n thấy

A.màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày .

B .ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ôto chiếu vào.

C .ánh sáng của một ngọn đèn đường.

D .ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ.

Câu 25 : Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.

A .Cả hai  trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.

B .Cả hai  trường hợp phát quang đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D .Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.

Câu 26 : Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại , chất lỏng fluorexêin (chất diệp lục) phát ra ánh sáng

A .huỳnh quang màu lục.

B .lân quang màu lục.

C .huỳnh quang màu đỏ.

D. lân quang màu đỏ.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là sai khi  nói  về sự phát quang?

A .Sự huỳnh quang thường xảy ra đối với các chất lỏng và chất khí .

B. Sự lân quang thường xảy ra đối  với các chất rắn.

C. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

D .Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là sai, khi nói về hiện tượng quang - phát quang?

A. Sự huỳnh quang và lân quang thuộc hiện tượng quang - phát quang.

B. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

C. Khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại , chất lỏng fluorexêin (chất  diệp  lục)  phát ra ánh sáng huỳnh quang màu lục.

D. Bước sóng của ánh sáng phát quang bao giờ cũng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

Câu 29 : Ánh sáng lân quang

A .được phát ra bởi  chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí .

B .hầu như tắt ngay sau khi  tắt ánh sáng kích thích.

C .có thể tồn tại  trong thời  gian dài  hơn \[{{10}^{-8}}\] s sau khi  tắt ánh sáng kích thích.

D .có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

Câu 30 : Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng:

A .tồn tại  một thời  gian dài  hơn \[{{10}^{-8}}\]s sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. hầu như tắt ngay sau khi  tắt ánh sáng kích thích.

C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D.do các tinh thể phát ra, khi  được kích thí ch bằng ánh sáng Mặt Trời .

✔ Đáp án 

 1 - C

 2 - B

 3 - A

 4 - A

 5 - D

 6 - A

 7 - D

 8 - C

 9 - C

 10 - A

 11 - B

 12 - C

 13 - B

 14 - B

 15 - C

 16 - D

 17 - A

 18 - A

 19 - D

 20 - B

 21 - D

 22 - C

 23 - D

 24 - B

 25 - C

 26 - A

 27 - D

 28 - D

 29 - C

 30 - B

 

 

Bài viết gợi ý: