Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phát quang?
A. Sự huỳnh quang của chất khí, chất lỏng và sự lân quang của các chất rắn gọi là sự phát quang.
B. Sự phát quang còn gọi là sự phát sáng lạnh.
C. Hiện tượng phát quang của các chất rắn đã được ứng dụng trong việc chế tạo các đèn huỳnh quang.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 2 : Các bức xạ trong dãy Lai-man thuộc dãy nào của thang sóng điện từ?
A. Tử ngoại.
B. Hồng ngoại.
C. Ánh sáng khả kiến.
D. Một phần ở vùng tử ngoại vừa ở vùng nhìn thấy.
Câu 3 : Theo giả thuyết lượng tử của Plăng thì năng lượng nào dưới đây phải luôn luôn bằng số lần lượng tử năng lượng?
A. Mọi êlectron. B. Một nguyên tử.
C. Một phân tử. D. Một chùm sáng đơn sắc.
Câu 4 : Trong các ánh sáng đơn sắc sau đây,ánh sáng nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện mạnh nhất?
A. Tím. B. Lam.
C. Đỏ. D. Lục.
Câu 5 : Ánh sáng lân quang
A. được phát ra bởi chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí.
B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
Câu 6 : Chiếu cùng bức xạ điện từ lên hai kim loại khác nhau. Giả sử hiện tượng quang điện xảy ra thì
A. vận tốc cực đại ban đầu của các quang electron bằng nhau.
B. kim loại nào có giới hạn quang điện lớn hơn thì vận tốc cực đại ban đầu của quang electron sẽ lớn hơn
C. kim loại nào có giới hạn quang điện lớn hơn thì vận tốc cực đại ban đầu của quang electron sẽ nhỏ hơn
D. không thể so sánh được các vận tốc cực đại ban đầu của quang electron với nhau.
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện.
B. Trong cùng môi trường ánh sáng truyền với vận tốc ban đầu bằng vận tốc của sóng điện từ.
C. Ánh sáng có tính chất hạt; mỗi hạt ánh sáng được gọi là một phôtôn.
D. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bàn chất sóng.
Câu 8 : Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử
A. có hấp thụ và bức xạ năng lượng.
B. không bức xạ, nhưng có hấp thụ năng lượng.
C. không hấp thụ, nhưng có bức xạ năng lượng.
D. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng.
Câu 9 : Theo tiên đề của Bo, quỹ đạo dừng là quỹ đạo
A. là quỹ đạo thấp nhất.
B. ứng với năng lượng của trạng thái dừng.
C. là quỹ đạo cao nhất.
D. nguyên tử có thể hấp thu hay bức xạ năng lượng.
Câu 10 : Một chất phát quang phát ra ánh sáng màu da cam. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó không thể phát quang?
A. Ánh sáng màu lục. B. Ánh sáng màu vàng.
C. Ánh sáng màu tím. D. Ánh sáng màu đỏ.
Câu 11 : Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Banme có
A. tất cả các vạch đều nằm trong vùng hồng ngoại.
B. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là \[{{H}_{\alpha }},{{H}_{\beta }},{{H}_{\gamma }},{{H}_{\delta }}\], các vạch còn lại thuộc vùng hồng ngoại.
C. tất cả các vạch đều nằm trong vùng tử ngoại.
D. bốn vạch thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy là \[{{H}_{\alpha }},{{H}_{\beta }},{{H}_{\gamma }},{{H}_{\delta }}\], các vạch còn lại thuộc vùng tử ngoại.
Câu 12 : Trong nghiên cứu phổ vạch của vật chất bị kích thích phát quang, dựa vào vị trí của các vạch, người ta có thể kết luận về
A. cách hay phương pháp kích thích vật chất dẫn đến phát quang.
B. quãng đường đi qua của ánh sáng có phổ đang được nghiên cứu.
C. các hợp chất hóa học tồn tại trong vật chất.
D. các nguyên tố hóa học cấu thành vật chất.
Câu 13 : Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử trực tiếp nói về
A. sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử.
B. sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử.
C. cấu tạo của các nguyên tử, phân tử.
D. sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử.
Câu 14 : Chọn câu đúng. Trạng thái dừng của nguyên tử là:
A. trạng thái electrôn không chuyển động quanh hạt nhân.
B. trạng thái đứng yên của nguyên tử.
C. trạng thái nguyên tử có năng lượng bằng động năng chuyển động của electrôn quanh hạt nhân.
D. cả A, B, C đều sai.
Câu 15 : Theo Anhxtanh: Đối với các êlectron nằm ngay trên bề mặt kim loại khi hấp thu một phôtôn thì phần năng lượng phôtôn sẽ được dùng
A. một nửa để êlectron thắng lực liên kết trong tinh thể thoát ra ngoài và một nửa biến thành động năng ban đầu cực đại \[\frac{mv_{{{o}_{\max }}}^{2}}{2}\]
B. để êlectron thắng lực liên kết trong tinh thể thoát ra ngoài, phần còn lại biến thành động năng ban đầu cực đại \[\frac{mv_{{{o}_{\max }}}^{2}}{2}\]
C. để êlectron bù đấp năng lượng do va chạm với các Iôn và thắng lực liên kết trong tinh thể.
D. để thắng lực cản của môi trường ngoài, phần còn lại biến thành động năng ban đầu cực đại.
Câu 16 : Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. giải phóng electron khỏi mối liên kết trong bán dẫn khi bị chiếu sáng.
B. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng.
C. giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng.
D. giải phóng electron khỏi bán dẫn bằng cách bắn phá ion.
Câu 17 : Hiện tượng quang điện là hiện tượng khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào kim loại, thì sẽ làm bật ra
A. các hạt bức xạ. B. các phôtôn.
C. các electron. D. các lượng tử ánh sáng.
Câu 18 : Công thức nào trong các công thức sau sai dùng để xác định khối lượng tương đối tính \[{{m}_{ph}}\] của photon ứng với bức xạ đơn sắc có năng lượng photon ε, bước sóng λ và tần số f (trong đó, h là hằng số Plăng)?
A.\[{{m}_{ph}}=\frac{\varepsilon }{{{c}^{2}}}\]
B.\[{{m}_{ph}}=\frac{hf}{{{c}^{2}}}\]
C.\[{{m}_{ph}}=\frac{h}{c\lambda }\]
D.\[{{m}_{ph}}=\frac{hc}{\lambda }\]
Câu 19 : Khi chiếu vào kim loại chùm ánh sáng, không thấy các electron thoát ra vì
A. chùm ánh sáng có cường độ quá nhỏ.
B. công thoát e nhỏ hơn năng lượng phôtôn.
C. bước sóng ánh sáng lớn hơn giới hạn quang điện.
D. kim loại hấp thụ quá ít ánh sáng đó.
Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng gọi là hiện tượng quang dẫn.
B. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectrôn được giải phóng trở thành một êlectrôn tự do chuyển động trong khối chất bán dẫn đó.
C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo quang trở (LDR).
D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng êlectrôn liên kết thành êlectrôn dẫn là rất lớn.
Câu 21 : Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?
A. Electron bứt ra khỏi kim loại bị tác dụng nhiệt.
B. Electron bứt ra khỏi kim loại có Ion đập vào.
C. Electron bị bật ra khỏi kim loại khi kim loại có điện thế lớn.
D. Electron bật ra khỏi mặt kim loại khi chiếu tia tử ngoại vào kim loại
Câu 22 : Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào
A. bản chất của kim loại. B. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện.
C. bước sóng của anh sáng chiếu vào catôt. D. điện trường giữa anôt cà catôt.
Câu 23 : Chọn câu sai khi nói về sự phát quang?
A. Sự phát quang là một dạng phát ánh sáng phổ biến trong tự nhiên.
B. Khi vật hấp thụ năng lượng dưới dạng nào đó thì nó phát ra ánh sáng, đó là phát quang.
C. Các vật phát quang cho một quang phổ như nhau.
D. Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang một số chất còn kéo dài một thời gian nào đó.
Câu 24 : Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.
D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 25 : Bản chất lượng tử (hạt) ánh sáng được chứng tỏ bởi
A. hiện tượng giao thoa. B. hiện tượng phát electron do nung nóng.
C. hiện tượng tán sắc. D. hiệu ứng quang điện.
Câu 26 : Giới hạn quang điện của Natri và Xêsi nằm trong vùng nào?
A. Vùng hồng ngoại. B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng tử ngoại. D. Vùng tia X.
Câu 27 : Nguyên tử Hiđrô nhận năng lượng kích thích và êlectron chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Khi chuyển về trạng thái cơ bản, nguyên tử hiđrô có thể phát ra các phôtôn thuộc
A. một vạch của dãy Ban-me và một vạch của dãy Lai-man
B. hai vạch của dãy Ban-me
C. một vạch của dãy Ban-me và hai vạch của dãy Lai-man
D. hai vạch của dãy Lai-man
Câu 28 : Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng khi chiếu một chùm sáng thích hợp vào
A. kim loại có nguyên tử lượng lớn,tấm kim loại nóng lên.
B. một tấm kim loại tích điện âm,tấm kim loại mất dần điện tích âm.
C. một chất bán dẫn,điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh.
D. một thanh kim loại mang điện tích dương,tấm kim loại phát ra quang phổ liên tục.
Câu 29 : Trường hợp nào sau đây là hiện tượng quang điện trong?
A. Chiếu tia tử ngoại vào chất bán dẫn làm tăng độ dẫn điện của chất bán dẫn này.
B. Chiếu tia X (tia Rơnghen) vào kim loại làm êlectron bật ra khỏi bề mặt kim loại đó.
C. Chiếu tia tử ngoại vào chất khí thì chất khí đó phát ra ánh sáng màu lục.
D. Chiếu tia X (tia Rơnghen) vào tấm kim loại làm cho tấm kim loại này nóng lên.
Câu 30 : Chọn câu đúng. Màu sắc các vật có được là do vật
A. hấp thụ ánh sáng chiếu vào.
B. phản xạ ánh sáng chiếu vào.
C. cho ánh sáng truyền qua.
D. hấp thụ một số bước sóng ánh sáng và phản xạ, tán xạ những bước sóng khác.
Đáp án
1 - D |
2 - A |
3 - D |
4 - A |
5 - C |
6 - B |
7 - D |
8 - D |
9 - B |
10 - D |
11 - D |
12 - D |
13 - A |
14 - D |
15 - B |
16 - A |
17 - C |
18 - D |
19 - C |
20 - D |
21 - D |
22 - A |
23 - C |
24 - C |
25 - D |
26 - B |
27 - C |
28 - B |
29 - A |
30 - D |