Bài tập về phép điệp
Trước khi đọc bài này, các bạn có thể tham khảo phần 1 tại đây: Bài tập về Phép điệp phép đối
Đề bài : Phân tích hiệu quả của Phép Điệp, Phép đối trong những câu sau :
- Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
( Truyện Kiều)
2 .Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
(Ca dao)
3.“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
(Hàn Mặc Tử)
4.Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! dân tộc đó phải được độc lập!
5.Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
6.Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân!
( Tố Hữu)
7.Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
(Khẩu hiệu)
8.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duỳnh
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
9.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già.
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đàng hoàng.
(Nhớ rừng– Thế Lữ)
10.
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
Đáp án:
- Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Điệp từ nhấn mạnh cảm xúc của Thúy Kiều khi sống trong cảnh lầu xanh: bề ngoài tỏ ra vui vẻ, thoải mái với khách lầu xanh nhưng trong lòng thì gượng gạo, miễn cưỡng, không hề gắn bó mặn mà với họ.
2.Đồng Đăng có phố Kì Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa), kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ, niềm tự hào cùng tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương.
3.Câu thơ có điệp từ “khách đường xa” thể hiện tâm trạng khắc khoải nhớ mong về khoảng cách xa vời của một mối tình đơn phương, vô vọng
Đại từ “ai” vừa mang tính cụ thể, vừa phiếm chỉ: xuất hiện hai lần ở câu thơ cuối như khoảng cách đầy thắc mắc, dằn vặt trong tâm hồn con người, nỗi băn khoăn trăn trở của tác giả, không biết cô gái có thực sự yêu mình hay không.
4.+ Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
5.Chữ “chúng” được nhắc lại nhiều lần ,câu văn ngắn, đanh thép, hùng hồn, đầy sức thuyết phục, nhấn mạnh tội ác của thực dân Pháp
6.
– Trong đoạn thơ có 6 tiếng mang vần ang, có 2 tiếng đang.
+ Vần ang là vần có /a/ là nguyên âm rông, nên khi phát âm có thể dễ dàng kéo dài.
+ Vần ang lặp lại 6 lần, tạo âm hưởng ngân vang về sự tiếp diễn của mùa đông trong khi đã có những dấu hiệu sang xuân.
– đoạn thơ gợi cảm nhận: về sự nối tiếp trôi chảy cua thời gian cũng như của cuộc sống, báo hiệu ‘mùa xuân” tươi đẹp đã đến, tuy vẫn còn những tàn tích của mùa đông khắc nghiệt.
7. phép điệp, phép đối phối hợp để nêu lên một cách đầy đủ, toàn diện những yêu cầu và nhiệm vụ của quân đội ta, đồng thời nhấn mạnh từng yêu cầu, nhiệm vụ đó
8.
– Đoạn thơ vừa điệp từ Buồn trông, vừa điệp kết cấu ngữ pháp (các câu 6 đều diễn tả tâm trạng, các câu 8 đều miêu tả cảnh vật, hai cặp câu lục bát đều ở dạng câu hỏi, hai cặp lục bát sau ở dạng câu kể, trật tự các thành phần trong từng cặp câu đều giống nhau…)
– Tác dụng của phép điệp: khắc hoạ tâm trạng buồn chán, cảm thấy cô đơn, hoang mang, chưa biết tương lai sẽ ra sao của Kiều.
9.
Trong đoạn thơ “Nhớ rừng” lặp hư từ, cấu trúc câu
– Tác dụng: cụ thể hoá nỗi nhớ: với gió gào, với giọng nguồn, với khi thét khúc trường ca…. Tạo nên nỗi nhớ cồn cào, mãnh liệt, không kìm nén để tạo ra tiếng thét.
10.Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc họa sự vất vả gian nan của người nông dân.
Bài tập về phép đối
1.Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
2. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng an lòng.
(Hịch tướng sĩ )
3.Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
(Đại cáo bình ngô)
4.Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
5.Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
(Nguyễn Khuyến)
6.Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(Tú Xương)
Đáp án :
1.Đối giữa 2 vế
Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình><đem thân="" dê="" chó="" mà="" bắt="" nạt="" tể="">đem>
Phép đối tạo sự cân đối hài hòa trong diễn đạt, mục đích phê phán đả kích mạnh mẽ
2.Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ>< nghìn xác này gói trong da ngựa
->>Tác dụng của phép đối: tạo sự cân xứng hài hòa trong diễn đạt ,nhấn mạnh cảm xúc , giọng văn đanh thép hùng hồn, câu nói như 1 lời thề thiêng liêng, thể hiện ý chí sắt đá của Trần Quóc Tuấn
3.Bài cáo được viết theo thể biền ngẫu, 2 câu cân xứng với nhau :Đối giữa câu trên và câu dưới
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn>
Nhấn mạnh , phê phán tội ác của giặc Minh trên lãnh thổ Đại Việt
Xem thêm tất cả những biện pháp tu từ đã học : biện pháp tu từ