Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh Trung học

I.TÊN TÌNH HUỐNG:

Tình huống: Một lần làm hướng dẫn viên du lịch

Chú em là người làm ăn xa quê nay muốn về nước để phát triển nền du lịch ở quê hương Ninh Bình. Nhân dịp có một đoàn khách lớn từ miền Nam xa xôi ra thăm quan du lịch, em được chú nhờ làm một hướng dẫn viên du lịch nhí để giới thiệu cho họ rõ hơn về các địa điểm du lịch ở quê hương em và một số các hình thức sinh hoạt văn hóa khác.

II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

-Nhóm chúng em có quyết định giải quyết tình huống với mục đích như sau:

+ Nâng cao hiểu biết của chính bản thân mình qua cách giải quyết tình huống đó

+ Giúp cho đoàn khách đó có thể hiểu hơn về quê hương Ninh Bình nơi em sinh ra lớn lên đặc biệt là về ngành du lịch; giới thiệu sơ lược về lịch sử địa lý qua các triều đại phong kiến và qua hai cuộc kháng chiến hào hùng chống Pháp và chống Mĩ của quê hương Ninh Bình yêu dấu.

+ Cung cấp cho đoàn khách đó thêm một số hiểu biết về nền công nghiệp và nông nghiệp quê em thông qua một số kiến thức thực tế.

+ Ngoài ra còn có thể giới thiệu về một số các hình thức sinh hoạt văn hóa trên quê hương Ninh Bình của em

+ Giới thiệu những khu du lịch, khu di tích lịch sử, hay cả những danh thắng trên quê hương em.

III.TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

  • Trong quá trình giải quyết tình huống chúng em có sử dụng một số tư liệu sau
  • + Tư liệu về các cảnh quan du lịch của tỉnh Ninh Bình của các nhà xuất bản trong cả nước
    + Vốn kiến thức của chính bản thân mình
    + Sử dụng kiến thức môn Văn để có thể giới thiệu hay về các thắng cảnh, các di tích lịch sử, khu du lịch và bảo tồn thiên nhiên.
    + Sử dụng kiến thức về môn Giáo dục công dân để củng cố chính sự tự tin của bản thân trong khi nói và biết yêu thiên nhiên, yêu rừng, yêu môi trường. Qua đó mới có thể vận dụng hay kiến thức của môn Văn để giới thiệu.
    + Sử dụng kiến thức về môn Lịch sử để giới thiệu sơ qua về lịch sử quê hương em qua các triều đại phong kiến như: Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.
    + Sử dụng kiến thức về môn Địa lý để giới thiệu về vị trí địa lý của các địa điểm du lịch nổi tiếng ở quê em như Tràng An-Bái Đính, Tam cốc bích động, chiến khu Quỳnh Lưu, nhà thờ đá Phát Diệm.
    + Các kiến thức thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, qua cách thu thập các bài ca dao dân ca để hiểu thêm về những giá trị nhân văn trong cuộc sống, về các món ăn đặc sản nổi tiếng như thịt dê núi và cơm cháy, với chén rượu Kim Sơn nức tiếng gần xa.
    + Tìm hiểu qua mạng In-tơ-net.
    IV.GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

  • Nhóm chúng em sẽ giải quyết tình huống bằng cách viết một bài văn ngắn giới thiệu sơ qua về Lịch sử, Địa lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây cùng nét dẹp về văn hóa ẩm thực có nét đẹp giao thoa độc đáo.
  • Bài văn đó yêu cầu sử dụng chủ yếu môn Văn, với sự pha trộn giữa văn nghị luận và thuyết minh; sử dụng bao quát các môn học như Công nghệ, Lịch sử, Địa lý và môn Giáo dục công dân.
  • Yêu cầu về nội dung: Nội dung phong phú, đa dạng, lời văn trong sáng, giản dị, hướng người nghe đến một hình ảnh đẹp mà vẫn thân thiện giản dị của đất và người Ninh Bình
    1. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

    – Đầu tiên chúng em xem xét kĩ hướng dẫn và các đề mục trong bài thi theo công văn hướng dẫn.
    – Bắt đầu đưa ra chủ đề cho tình huống tình,đưa ra tên tình huống và cách giải quyết tình huống sao cho hợp lí.
    – Tìm hiểu các thông tin cần thiết cho việc giải quyết tình huống.
    – Sử dụng các tư liệu được tìm kiếm từ trên mạng và qua trang web Google và Wikipedia.
    – Bắt tay vào thảo luận trong nhóm để chọn ra những ý chính của bài và thảo luận các tài liệu nên sử dụng trong quá trình làm bài.
    – Phác thảo các ý chính của bài thi trong từng đề mục khác nhau.
    – Đưa ra giải pháp giải quyết tình huống sao cho thật hoàn chỉnh, hợp lí.
    – Sử dụng máy tính soạn thảo bài thi.

    1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
  • Việc giải quyết tình huống trên đã giúp chúng em củng cố và sử dụng tốt các kiến thức được thấy cô truyền thụ trên lớp.
  • Ngoài ra việc giải quyết tình huống này giúp chúng em nâng cao khả năng ứng xử của chính bản thân mình, hoàn thiện khả năng giao tiếp.
  • Tiến bộ trong việc làm việc nhóm, xây dựng cho chúng em một tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
  • Giúp nâng cao thêm hiểu biết của chính mình về nền du lịch của tỉnh Ninh Bình.
  • Giúp cho mọi người hiêu thêm yêu thêm về quê hương Ninh Bình của em
  • GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
  • Em sinh ra và lớn lên ở một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Nơi đây nổi danh với cánh rừng Cúc Phương đại ngàn, với ngôi chùa Bái Đính nức danh xa gần, với những cánh sóng vỗ nơi biển Kim Sơn, Yên Khánh, với núi Ngọc Mỹ Nhân giữa lòng thành phố,với Dục Thúy ngơ ngẩn lòng người. Quê hương Ninh Bình của chúng em rất nổi tiếng về du lịch. Nơi đây ,cảnh và người luôn chào đón những vị khách quý từ phương xa đến thăm thú và vui chơi du lịch.
    Quê em nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc và khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Mặc dù được xếp vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhưng Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn không thuộc miền núi. Vùng đất này từng là kinh đô của Việt Nam ở thế kỷ X, là địa bàn quan trọng về quân sự qua các thời kỳ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Tây Sơn. Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa, Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Ninh Bình được ví như một Việt Nam thu nhỏ.
    Ninh Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 4, tháng 10 là mùa xuân và mùa thu, tuy không rõ rệt như các vùng nằm phía trên vành đai nhiệt đới Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang. Qua thời thuộc Hán, Lương, một phần nhỏ vùng đất này thuộc Cửu Chân, phần còn lại thuộc Giao Chỉ, thời thuộc Đường, bắt đầu hình thành Trường Châu.
    Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan.
    Đời Lê Thái Tông, Ninh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; đời vua Lê Thánh Tông trở thành thủ phủ trấn trấn Sơn Nam xong rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Thời nhà Nguyễn, địa bàn Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan.
    Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6 huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô, thuộc Liên khu 3. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh – Lê – Lý với các dấu ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông. Đây còn là vùng đất chiến lược để bảo vệ Thăng Long của triều đại Tây Sơn, là căn cứ để nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông, đất dựng nghiệp của nhà Hậu Trần.
    Dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra nhiều hang động kỳ thú như: Tam Cốc, Bích Động, động Vân Trình, động Tiên, động Tam Giao, Tràng An, động Mã Tiên… Bích Động được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”, Địch Lộng là “Nam thiên đệ tam động”. Ở phía nam thành phố Ninh Bình có một quả núi giống hình một người thiếu nữ nằm ngửa nhìn trời gọi là núi Ngọc Mỹ Nhân. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ làm nên diện mạo đa dạng, phong phú của văn hoá Ninh Bình, đó là sự lưu lại dấu ấn văn hoá của các tao nhân mặc khách khi qua vùng sơn thanh thuỷ tú này. Các đế vương, công hầu, khanh tướng, danh nhân văn hoá lớn như Trương Hán Siêu, Trần Thái Tông, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Quỳnh về đây, xếp gương, đề bút, sông núi hoá thành thi ca.
    Quê hương em là nơi có bề dày lịch sử và có một loạt các khu du lịch sinh thái như: Tràng An, Tam cốc bích động khu bảo tồn thiên nhiên đất và nước Vân Long, chiến khu Quỳnh Lưu, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm.
    Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử Việt Nam. Xưa nơi đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ…Với bề dày thời gian hơn 1000 năm, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu trữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại hào hùng của đất nước.
    Khu du lịch Tràng An là một địa điểm du lịch khá đặc sắc với những hang động khô hay ngập nước với dòng sông Son bốn mùa xanh mát.
    Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Nơi đây còn được gọi là thành Nam của cố đô Hoa Lư, gồm hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư xưa.
    Liên khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – cố đô Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, là đại diện di sản của Việt Nam ứng cử di sản thế giới với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất. Nơi đây được kỳ vọng trở thành một di sản thế giới hỗn hợp với cả 2 tiêu chí văn hóa và thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế
    Cùng góp mặt vào những cảnh quan du lịch đó là một di tích lịch sử gắn với thời kì chống Pháp của nhân dân ta. Nơi đây gắn với người anh hùng liệt sĩ Lương Văn Tụy, với người bí thư Cộng sản Đinh Tất Miễn, với một lịch sử chiến đấu của dân tộc.
    Chiến khu Quỳnh Lưu (Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu) là một căn cứ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ kháng Nhật và Pháp tại Ninh Bình, đồng thời được coi là quê hương của phong trào cách mạng ở Ninh Bình với vai trò là nơi thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân tỉnh Ninh Bình, thành lập chi bộ tỉnh ủy lâm thời và cũng là nơi sinh ra những chiến sỹ cách mạng đầu tiên và tiêu biểu như bí thư Đinh Tất Miễn và anh hùng Lương Văn Tụy. Nơi đây được công nhận là một khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Chiến khu Quỳnh Lưu là một vùng đất rộng, thuộc địa bàn 7 xã của Nho Quan và Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Toàn bộ khu vực có diện tích 107 Km2 với 37 080 người (theo thống kê dân số năm 1999) Phía đông bắc có sông Hoàng Long bao quanh; phía đông nam và tây nam là những dãy núi liên tiếp. Từ xã này sang xã khác là các đồi cây rậm rạp và đường mòn xen kẽ. Đường 12B từ Nho Quan qua Quỳnh Lưu về Gềnh (Tam Điệp); đường 38B từ thành phố Ninh Bình qua Thiên Tôn, Trường Yên về ngã 3 Anh Trỗi; Đại lộ Tràng An đoạn Chùa Bái Đính – rừng Cúc Phương đi qua; đường quốc lộ 45 nối từ phố Rịa vào Thanh Hóa.
    Quê hương chúng em còn nổi tiếng với nhà thờ đá Phát Diệm uy nghi trầm mặc nức tiếng gần xa
    Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như “kinh đô công giáo” của Việt Nam. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) – linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm .
    Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ đá
    Không những về Thiên Chúa Giáo mà về Phật giáo quê hương em cũng rất phát triển. Bằng chứng là ngôi chùa Bái Đính nức danh xa gần.
    Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
    Khác với cảnh sắc nhộn nhịp mà vẫn uy nghi của ngôi chùa Bái Đính, rừng Quốc gia Cúc Phương lại là một khu rừng mang đậm vẻ nguyên sơ, bí ẩn mà chưa nơi nào có được.
    Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt nam
    Quê hương em còn nổi tiếng với người con anh hùng Đinh Tiên Hoàng đã có công lao lập nên triều đình nhà Đinh. Để tưởng nhớ công lao của người con ưu tú của quê hương ấy, người dân quê em đã lập đền thờ.
    Đền Đinh Tiên Hoàng thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư toạ lạc ở xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc., quay hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét, thuộc thành Đông kinh đô Hoa Lư xưa. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh nên không gian trong đền khá gần gũi. Ở nơi đây vào mùng mười tháng ba Âm lịch người dân quê em lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng đã làm rạng danh quê hương đất nước.
    Vùng đất Ninh Bình còn nổi tiếng với những bài ca dao dân ca. Ví dụ như câu
    Ai là con cháu Rồng tiên
    Tháng hai mở hội trường yên thì về
    Về thăm đô cũ Đinh Lê
    Non xanh nước biếc bốn bề như tranh
    Hay như câu
    Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
    Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
    Vùng đất Ninh Bình quê em cũng là nơi giàu văn hóa với những câu tục ngữ được coi là” túi khôn” của nhân dân quê em.
    Chớp núi Bùng thì chớ, chớp núi Lớ thì mưa.
    Bánh giầy nếp cái, con gái họ Ngô.
    Nước giếng Me, chè núi Quéo, kẹo Bình Hào.
    Ngoài ra, quê hương em còn nổi tiếng với những bài đồng dao cho thiếu nhi:
    Đỗ Thích thí Đinh Đinh
    Lê gia xuất thánh minh
    Cạnh đầu đa hoành tử
    Đạo lộ tuyệt nhân tình
    Quê hương em cũng nổi tiếng với rất nhiều lễ hội phong phú và đặc sắc như:
    +Lễ hội đền vua Đinh vua Lê.
    +Lễ hội đền Thái Vi.
    + Lễ hội Báo bản Nộn Khê.
    + Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ.
    Ai về với Ninh Bình quê em mà chưa một lần thưởng thức món thịt dê cơm cháy nổi tiếng thì quả thật là phí. Có thể nói rằng món ăn đó là những sợi dây kết nối những du khách với người dân bản địa hết sức thật thà chất phác, giản dị mà vẫn nồng hậu, thủy chung.
    Quê hương Ninh Bình hằng yêu dấu của em là như vậy đó. Mong rằng quê hương em sẽ ngày càng phát triển trên đà đổi mới, thay da đổi thịt
    Bài phát biểu của em đến đây là hết. Chúc các cô các bác có một chuyến du lịch vui vẻ và hạnh phúc

    Bài viết gợi ý: