BÀI VIẾT SỐ 4
NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút
A/ Ma trận đề kiểm tra

Mức độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấp Vận dụng caoTổng số
I. Đọc- hiểu – Nhận biết bài ca dao trên thuộc nhóm ca dao nào theo chủ đề đã học.- Nhận biết phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong bài ca dao.- Nhận diện các biện pháp tu từ trong bài ca dao.– Phân biệt nội dung bài ca dao theo chủ đề.- Phân biệt được sự khác nhau giữa các phương thức biểu đạt.- Phân biệt sự khác nhau giữa các biện pháp tu từ.– Hiểu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.– Vận dụng kiến thức đọc- hiểu để tạo lập một văn bản ngắn.
Số câuSố điểmTỉ lệ021,010%010,55%010,55%011,010%053,030 %
II. Làm văn:Nghị luận văn học tích hợp Nghị luận xã hộiVận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ kết hợp với vấn đề xã hội..
Số câuSố điểmTỉ lệ17,070%1 7,070%
Tổng chung:Số câuSố điểmTỉ lệ 021,010% 010,55% 010,55% 028,080% 0610,0100%

ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0điểm)
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009)
Câu 1: Bài ca dao trên thuộc nhóm ca dao nào?

  1. Những bài ca dao than thân.
  2. Những bài ca dao hài hước.
  3. Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa.
  4. Không thuộc những nhóm ca dao trên.

Câu 2: phương thức biểu đạt chủ yếu của bài ca dao trên?
Câu 3 Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong bài ca dao trên.
Câu 4: Chỉ ra ý nghĩa của từ “Thân” trong bài ca dao.
Câu 5: Từ ý nghĩa của bài ca dao trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Văn bản: tỏ lòng (Thuật hoài)
Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Từ bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết thể hiện được quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
Hướng dẫn cụ thể và thang điểm
A/ PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản, nắm được các yêu cầu của văn bản, hiểu được thông tin chính của văn bản; đặc trưng của văn bản nghệ thuật, các biện pháp tu từ…
Yêu cầu về kiến thức:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Phương thức biểu cảm
Câu 3:
– Biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ( tấm lụa đào)
– Tác dụng:
+ Gợi vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
+ Tăng tính gợi hình, biểu cảm cho bài ca dao.
Câu 4: Chỉ thân phận (số phận, cuộc đời…) người phụ nữ, nhấn mạnh nỗi xót xa, ngậm ngùi…
Câu 5: Thí sinh có thể trình bày trong một đoạn văn , bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân nhưng phải có thái độ nghiêm túc, tình cảm chân thật , phù hợp với thực tiễn và quan điểm đạo đức xã hội.
Sau đây là một số gợi ý của Admin :
+ Trong xã hội phong kiến, số phận, cuộc đời của người phụ nữ là chuỗi ngày bi kịch, đắng cay đến tủi thẹn. Song, vượt lên trên hết người phụ nữ xưa vẫn vẹn toàn đức hạnh, phẩm giá; họ tự hào khẳng định về vẻ đẹp của bản thân. Nét đẹp đáng quý ấy như một đóa sen tỏa hương thơm ngát giữa chốn bùn nhơ của xã hội điêu tàn.
+ Ngày nay, bên cạnh những khó khăn trong đời sống và trong sự nghiệp, người phụ nữ ngày nay đã được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Thuận lợi lớn nhất mà người phụ nữ ngày nay có được là quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển: chị em tham gia đông đảo và có mặt ở nhiều ngành nghề quan trọng. Người phụ nữ thời nay được trân trọng không chỉ ở vẻ bề ngoài, mà còn ở phẩm chất bên trong: đó là sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó , sự cam chịu và lòng thủy chung son sắt. Họ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.

1.Yêu cầu về kĩ năng:Câu 6:B/ PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Thí sinh biết cách viết một văn bản nghị luận (đúng kết cấu, đặc điểm của loại văn nghị luận). Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; có khả năng phản biện vấn đề, lập luận tích cực, thuyết phục phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp luật nhà nước; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

  1. Yêu cầu về kiến thức:

– Nắm được kiến thức về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão : Qua hình ảnh kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu tính biểu cảm, bài thơ thể hiện vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
– Từ đó nhận thức được ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước trong xã hội hiện nay.
3, Thang điểm:
– Điểm 6,0- 7,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật những vấn đề đề bài yêu cầu, thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết có cảm xúc.
Viết đúng thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Không mắc hoặc mắc ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
– Điểm 4,0- 5,0
Nội dung bám sát yêu cầu của đề, làm nổi bật phần lớn những vấn đề đề bài yêu cầu, đã thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài, bài viết tương đối có cảm xúc. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 3,0
Nội dung tương đối bám sát yêu cầu của đề, nêu được các nội dung hoặc làm rõ 1/2 nội dung đề bài yêu cầu, có thể hiện được quan điểm cá nhân trong việc giải quyết yêu cầu của đề bài. Cơ bản đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc tương đối nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 1,0- 2,0
Nội dung chưa bám sát yêu cầu của đề, bài viết lan man hoặc quá sơ sài. Không đảm bảo yêu cầu về thể thức, bố cục của kiểu văn bản lựa chọn. Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt tương đối rõ ràng.
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :Tuyển tập đề thi ngữ văn 10

Bài viết gợi ý: