Sông Đà trữ tình, “con sông Đà dài như một áng tóc trữ tình”, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện dưới mây trời Tây Bắc đang nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Sau này, Nguyễn Tuân tiếp tục so sánh “sông Đà như một áng tóc tuôn dài ngàn ngàn, vạn vạn sải”. Chỉ một so sánh độc đáo để Nguyễn Tuân là hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh một con sông có vẻ đẹp kiều diễm, duyên dáng, dịu dàng mềm mại, tha thướt như một nàng thiếu nữ mà mây trời khói núi Tây Bắc trang điểm làm diễm lệ thêm vẻ đẹp của dòng sông.
– Vẻ đẹp màu nước sông Đà cũng mang một nét riêng hết sức cá tính: “màu xuân màu xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ” cách gọi tên màu sắc con sông của Nguyễn Tuân quả là thật chính xác, ấn tượng có lẽ Nguyễn Tuân yêu sông Đà bởi màu nước của nó: trong ra trong, đục ra đục chứ không lờ lờ canh hến như ở những con sông khác.
– Sông Đà gợi cảm:
+ Con sông như một cố nhân gần gũi, thân thiết tri âm tự bao giờ
+ Con sông gợi những niềm thơ: màu trắng tháng ba Đường thi trong thơ Lý Bạch.
+ Niềm vui khi gặp lại dòng sông.
– Sông Đà hiền hoà, êm đềm, thơ mộng, cảnh thuyền trôi từ từ trên dòng sông, cảnh ven sông lặng tờ như cái êm đềm có tự ngàn xưa nguyên sơ, thanh bình, tươi sáng, yên tĩnh, thanh vắng. Tác giả như dần người đọc vào một thế giới cổ tích tuổi xưa, như trở về với khoảnh khắc của thời tiền sử hoang dại, hồn nhiên.