– Khai thác vẻ đẹp, tính cách nghệ sĩ của người lái đò trong nghề nghiệp của mình. Đó là người lái đò thành thục, lão luyện, một “tay lái tài hoa”, một nghệ sĩ trên lĩnh vực chèo đò vượt thác. Biểu hiện:
– Dấu ấn nghề nghiệp in trong vóc dáng, ông đò có một ngoại hình khá độc đáo, đúng là người của sông nước (HS lấy dẫn chứng). Có lẽ dấu ấn nghề nghiệp ăn sâu vào máu thịt, xương cốt con người, lúc nào ông lái cũng trong tư thế chèo đò.
– Đó là con người của những cảm giác mạnh mẽ, nguy hiểm. Đấy là “chất vàng mười” trong nhân vật của Nguyễn Tuân. Trên sông Đà, chiến trường sông nước, luôn luôn giành giật sự sống tà thiên nhiên. Đó là một nghề yêu cầu con người phải “luôn mắt, luôn tay và cà luôn tim nữa”. Với người lái đò sông Đà, chỉ những đoạn lăm ghênh, nhiêu đá mới gây được cho ông ý vị. Ông than phiên đi trên những khúc sông không có thác thấy dại chân, dại tay và buôn ngủ. Lúc ấy, sông Đà hình như cũng hết cả đậm đà với nhà đò.
+ Con người đò có một trí nhớ dẻo dai, ông thuộc sông Đà như thuộc một trường thiên anh hùng ca, trong đó thuộc cả những dấu chấm than, chấm câu, xuống dòng…
+ Vẻ đẹp, phẩm chất tài hoa nghệ sĩ của người lái đò hiện lên rõ nhất ở đoạn viết về trận thuỷ chiến. Đó là cuộc chiến không cân sức giữa người lái đò với sông Đà hung bạo. Người lái đò hiện lên như một “võ sư”, nắm vững binh pháp của thần sông, thần đá, như một tướng trận chỉ huy thuộc quy luậtphục kích của lũ đá nơi ải nước, lại như một chiến sĩ xiếc đang thuần phục một con mãnh thú (Sông Đà). Trên chiến trường sông nước ấy, người lái đò còn vẹn nguyên tư thế một chiến sĩ quả cảm, tài ba, chiến đấu với tất cả sự bình tĩnh, tự tin và lòng dũng cảm.
+ Khi sông nước trở lại thanh bình, mọi nguy hiểm đã qua, ta không thấy ai bàn thêm một lời nào về chiến thắng. Họ coi chuyện ấy vẫn thường xảy ra, rất bình thường.