YÊU CẦU

- Diễn giải hình tượng, từ ngữ của đoạn thơ để làm bật lên cảm hứng bài thơ, mạch lạc đoạn thơ.

- Giảng và đánh giá tính độc đáo, sáng tạo mới mẻ của nghệ thuật, cấu tứ đoạn thơ, từ hình ảnh, từ ngữ đến nhịp điệu. Chú ý phong cách nhà thơ.

- Đối với những cách hiểu khác nhau, cần có sự cân nhắc lựa chn để hiểu văn thật sát và đúng.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. MỞ BÀI

Đất nước là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Thi, thể hiện tập trung cảm hứng về đất nước của tác giả. Đoạn trích này lại là phần hay nhất, tinh tế nhất, độc đáo nhất của bài thơ.

2. THÂN BÀI

Thật vậy, bài thơ được nung nấu và sáng tác trong một khoảng thời gian dài: bảy năm, từ 1948 đến năm 1955. 21 câu đầu trong đoạn trích này chủ yếu lấy từ các đoạn trong bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa viết năm 1948 và bài Đêm mít tinh viết năm 1949, 28 câu còn lại gồm 7 khổ, mỗi khổ 4 câu viết năm 1955, tuy vẫn có những câu hay song vẫn nhiều lời kể lể, ý thơ không thật sâu sắc, mặc dù vẫn thống nhất trong cảm hứng chung.

Đoạn thơ này gồm ba đoạn nhỏ: 7 dòng đầu hoài niệm về những ngày thu đã xa, 5 dòng tiếp theo nói về mùa thu này, và 9 dòng còn li là cơn trào dâng của tình cảm yêu nước.

Bài thơ mở đầu bằng một cảm xúc mùa thu trong sáng, nồng nàn, đầy sức sống:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới.

Trời thu trong ng, gió thu mát dịu, và thoang thoảng đâu đây hương cốm mới, hương vị đặc trưng của quê hương Việt Nam, của Hà Nội. Từ niềm vui bất ngờ chuyển sang hoài niệm về Hà Nội:

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phdài xao xác i may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm năng lá rơi đây.

Không rõ cái sáng mát trong của năm xưa là sáng nào, nhưng cái sáng Sớm chớm lạnh của những ngày thu đã xa này là sáng ra đi rời xa Hà Nội. Nhà thơ như in hình ảnh Hà Nội những sáng sm tinh mơ đầu thu. Phố như dài thêm vì chưa có người lại qua, gió thổi lá khô xao xác trên đường, làm tăng thêm cho không khí heo may. Người ra đi có một cử chỉ dứt khoát không quyến luyến, để lại đằng sau “thềm nắng lá rơi đầy”. Đây là hình ảnh ấn tượng trong kí ức, không theo trật tự chặt chẽ của thời gian, những hình ảnh dồn nén, đa nghĩa, gợi ra nhiều hướng cảm nhận. Một mặt, đây là những hình ảnh rất chân thực về ngày thu Hà Nội, không bao giờ quên: Phố dài, xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy, những đường nét thân yêu, gần gũi và có cái gì như xót xa. Nhưng mặt khác, tác giả có cảm xúc rất buồn về mùa thu, nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo, i rụng. Đoạn hoài niệm này không phải hoài cổ, bởi nó đóng vai trò tương phản, đổi sánh cho cảnh “Mùa thu nay khác rồi”, một tứ đối lập nay để khẳng định hiện tại khá quen thuộc với thơ ca cách mạng.

Tuy vậy hình ảnh “mùa thu nay” của Nguyễn Đình Thi là một hình ảnh khá độc đáo:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng tui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre php phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Một mùa thu trung du, núi đồi, rừng tre. Kể ra nếu hiểu so sánh mùa thu xưa Hà Nội với mùa thu nay trung du khác rồi thì không khỏi khập khiễng, nhưng đây là so sánh cảm xúc mùa thu của tác giả đã thay đổi. Mùa thu xưa nhà thơ nhìn Hà Nội chỉ thấy hiu hắt, lạnh lẽo, rơi rụng, mùa thu nay nhìn vào đâu cũng thấy vui reo, xôn xao, phấp phới, nói cười thiết tha. Cả mùa thu được ẩn dụ, nhân hóa với trời thu thay áo mới, rừng tre phấp phới niềm vui, cả trời thu trong xanh như nói cười. Đây vẫn là hình ảnh ấn tượuig quen thuộc kiểu Nguyễn Đình Thi, hòa lẫn thực và ảo.

Nếu đoạn 1 thiên về hoài niệm, đoạn 2 nghiêng về cảm xúc thì đoạn 3 tiếp theo là dòng cảm xúc dào dạt với những câu khẳng định, câu trùng điệp. Cảm xúc sung sướng, tự hào của người làm chủ như muốn nói to lên vật sở hữu của mình. Những câu thơ bảy chữ được tổ chức dõng dạc như lời tuyên bố đanh thép:

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những chữ “đây” như nói về một cái gì rất cụ thể đã được nắm vững, chứ không phải cái gì xa xôi, trừu tượng, mơ hồ. Đất nước hiện lên với tất cả tính chất gợi cảm, đẹp tươi thân yêu nhất:

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Những trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông tạo ra một hình ảnh đất nước rộng mở, bao la. Không giản đơn là liệt kế khô khan, mà là mở rộng các ấn tượng. Sau khi ôm trọn đất nước, nhà thơ như nghẹn lại trong một câu thơ ngắn: “Nước chúng ta”, để rồi mở ra một hướng cm xúc Đất Nước ở bề sâu lịch sử. Đây là đất nước trong tâm linh linh thiêng, thầm kín:

Nước những nời ca bao giờ khuất.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa lọng nói v...

Tác giả vẫn tiếp tục các hình ảnh ấn tượng của mình, không kể lể dài dòng về lịch sử, địa danh, nhân danh, mà gợi đến tiếng nói rì rầm của cha ông, của hồn thiêng đất nước.

3. KẾT LUẬN.

Đoạn đầu bài Đất nước là một đoạn thơ hay, giàu cảm xúc và sức khái quát. Khởi đầu một bài thơ viết về đất nước bằng một hoài niệm mùa thu đã xa, mới nhìn có vẻ như là lạc đề, nhưng ngẫm lại, cũng có cái lí của nó. Đất nước vươn mình, đã đổi mới cảm nhận về mùa thu, và nhà thơ cũng từ đổi mới cảm nhận mùa thu mà khởi đầu cảm nhận về đất nước. Từ kỉ niệm riêng hòa vào niềm vui chung, từ niềm vui ấy khơi sâu niềm tự hào về đất nước. Thật thú vị khi nghĩ rằng cùng với cách mạng mùa thu, bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi góp một tiếng thơ đổi mới cảm xúc mùa thu trong thơ ca dân tộc.

Bài viết gợi ý:

1. Đôi mắt là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Anh (chị) hãy: 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 2. Phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng, văn sĩ Độ để làm rõ cách nhìn và thái độ của từng nhân vật đối với quần chúng nhân dân và cuộc kháng chiến. 3. Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với sáng tác văn chương.

2. Nếu Trăng sáng và Đời thừa được xem như là Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám, thì Đôi mắt chính là Tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn sau Cách mạng. Hãy phân tích các truyện ngắn đó để nêu lên sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật Nam Cao trong các Tuyên ngôn nghệ thuật nói trên.

3. Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, Hoàng là loại nhân vật - tư tưởng, nhân vật - vấn đề, nhưng lại hiện lên sinh động, sống như một con người thật. Hãy phân tích nhân vật Hoàng trong truyện để chứng tỏ điều đó.

4. Vì sao truyện Đôi mắt của Nam Cao được coi là Tuyên ngôn của lớp nhà văn cũ đi theo cách mạng?

5. Vấn đề “Đôi mắt” trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đó đối với việc sáng tác văn chương lúc tác giả viết truyện ngắn này và hiện nay? (Truyện được sáng tác năm 1948)

6. Anh (chị) hãy phân tích cách nhìn đời và cách nhìn người của nhân vật Hoàng và nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Qua đó giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

7. 1. Phân tích chủ đề của truyện ngắn Đôi mắt. 2. Vì sao người ta gọi Đôi mắt là một bản Tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng và kháng chiến? Nội dung bản Tuyên ngôn ấy là gì? 3. Những đặc sắc cơ bản của truyện Đôi mắt. 4. Phân tích nhân vật Hoàng.