CÁC Ý CHÍNH

1. Truyện Đôi mắt tuy không trực tiếp phát biểu về quan điểm nghệ thuật, nhưng qua hệ thống hình tượng và lời phát biểu rải rác trong tác phẩm, Nam Cao đã khẳng định và đặt ra một số vấn đề thuộc về quan điểm của nền n nghệ mới, nhất là cách nhìn của đội ngũ văn nghệ sĩ đang thời kì “nhận đường”.

- Đó cũng là Tuyên ngôn của những văn nghệ sĩ quyết tâm đi với cách mạng, quyết tâm thay đổi con người cũ, cách nhìn và lối sống cũ của mình, chân thành hòa mình vào quần chúng để tìm nguồn cảm hứng mới cho sáng tạo.

2. Nội dung Tuyên ngôn được thể hiện qua hai “đôi mắt”, hai cách nhìn, hai lập trường khác nhau của hai nhà văn Hoàng và Độ đối với con người cuộc sống kháng chiến.

- Thông qua hai nhân vật, hai nhà văn Hoàng và Độ, tác giả khắng định quan điểm của mình: Muốn phục vụ kháng chiến có ích cho cuộc sống xã hội, nhà văn phải thay đổi:

+ Thay đổi cách sống.

+ Thay đổi cách nhìn (nhìn người và nhìn đời).

+ Thay đổi cách viết, trước hết phải thấy được nhân vật mới của thời đại, đối tượng mới của văn học và thái độ, tinh thần trách nhiệm của nhà văn trong việc phản ánh cuộc sống mới, con người mới của thời đại.

Bài viết gợi ý:

1. Vấn đề “Đôi mắt” trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đó đối với việc sáng tác văn chương lúc tác giả viết truyện ngắn này và hiện nay? (Truyện được sáng tác năm 1948)

2. Anh (chị) hãy phân tích cách nhìn đời và cách nhìn người của nhân vật Hoàng và nhân vật Độ trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Qua đó giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

3. 1. Phân tích chủ đề của truyện ngắn Đôi mắt. 2. Vì sao người ta gọi Đôi mắt là một bản Tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng và kháng chiến? Nội dung bản Tuyên ngôn ấy là gì? 3. Những đặc sắc cơ bản của truyện Đôi mắt. 4. Phân tích nhân vật Hoàng.

4. Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: Ai về bên kia sông Đuống, Có nhớ từng khuôn mặt búp sen, Những cô hàng xén răng đen, Cười như mùa thu tỏa nắng.

5. Trong bài thơ Bên kia sông Đuống, nhà thơ Hoàng Cầm có viết: "Đứng bên này sông sao nhớ tiếc, Sao xót xa như rụng bàn tay". Căn cứ vào các chi tiết trong bài thơ Bên kia sông Đuống, anh (chị) hãy cho biết vì sao tác giả lại có tâm trạng đau đớn đó.

6. Lòng yêu nước biểu hiện qua tình yêu quê hương trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

7. Bình giảng đoạn thơ: "Bên kia sông Đuống .....Bây giờ tan tác về đâu"