Mục Lục

  • 1 Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
  • 1.1 Một vài lưu ý chung
  • 2 Các bước làm dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
  • 3 Một số đề Nghị luận xã hội hay
  • Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.Một vài lưu ý chung

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
    – Đề tài về văn nghị luận rất phong phú, gồm những vấn đề như :
    +Về nhận thức ( lí tưởng , mục đích sống)
    +Về tâm hồn,tính cách( lòng nhân ái, vị tha, độ lượng…, tính trung thực ,dũng cảm chăm chỉ , cần cù ,vị tha , …
    + Về quan hệ gia đình : Tình mẫu tử , tình anh em…, Quan hệ xã hội : Tình thày trò , tình bạn, tình đồng bào…
    – Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng:
    +Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận , có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào.
    + Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn , một câu ngạn ngữ , một câu chuyện…
    Vì vậy học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài.
    – Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là :
    + Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn ( nếu có )
    + Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh , nhiều mặt , chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề .
    + Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ thực tế , có thể lẩy trong thơ văn nhưng không cần nhiều ( tránh lạc sang nghị luận văn học ).
    + Sử dụng thao tác lập luận so sánh , bình luận , bác bỏ đẻ đối chiếu với các vấn đê khác cùng hướng hoặc ngược hướng , phủ định cách hiểu sai lệch , bàn bạc tìm ra phương hướng…

    Các bước làm dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí

    Bước 1 : giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
    Giải thích như thế nào ?
    Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).
    Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói
    Bước 2 : Bàn luận
    – Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

    -Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề : bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa
    Bước 3: Mở rộng.
    -Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
    -Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
    -Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.
    Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề.Phủ nhận nó là công nhận cái đúng,ngược lại ,nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng.Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ dịnh cái sai.
    Trong các bước mở rộng ,tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt ,không nên cứng nhắc.
    Bước 4 : Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động.
    Đây là vấn đề cơ bản của một bài nghị luận bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn đời sống.
    Xem thêm : Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

    Một số đề Nghị luận xã hội hay

    Đề bài : Có ý kiến cho rằng :’’ học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có tổ quốc”.
    Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
    Gợi ý.
    B1: Giải thích .

  • “Học vấn không có quê hương “ : Tri thức , thành tựu khoa học …là của chung nhân loại , con người có thể học tập ,lĩnh hội mà không cần phân biệt nó là của quốc gia nào.
  • Nhưng người có học vấn phải có tổ quốc” : mỗi người trí thức đều được sinh ra ở một quê hương , một đất nước vì thế cần phải yêu và có trách nhiệm vói tổ quốc mình
  • Tóm lại : mõi người có thể học tập tiếp thu tri thức của cả nhân loại nhưng trong lòng phải có tổ quốc
  • B2 : Bàn luận :

  • Tại sao con người có thể học tập tiếp thu tri thức mà không cần phân biệt nguồn gốc quốc gia của tri thức đó? ( Vì tri thức là của chung tất cả mọi người, góp phần phục vụ cho con người …)
  • Tại sao người có học vấn phải có quê hương? ( tình yêu tổ quốc , tinh thần tụ hào dân tộc…)
  • Nếu người trí thức không có quê hương thì sao?
  • Thể hiện tình yêu quê hương người co học vấn phải làm gì ?
  • B3: Mở rộng .
    – Không phải chỉ những người có học thức mới có tình yêu tổ quốc.
    Có nhiều cách thể hiện tình yêu tổ quốc : Tấm lòng luôn hướng về quê hương , ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc, cống hiến những thành tích thể thao , âm nhạc…

  • Đặt câu nói vào thời kì hội nhập của đất nước :
  • Nhiều người sống trên quê hương mà đánh mất quê hương : Đua đòi, chạy theo lối sống lai căng làm xấu đi hình ảnh đât nước trong con mắt bạn bè quốc tế.
    B4: Liên hệ bản thân.

  • Có ý thức vươn lên trong học tập.
  • Có tinh thần tự hào dân tộc.
  • Đây là bài viết cũ, nó chưa đầy đủ. Các em có thể đọc bản đầy đủ tại link này nhé ::Cách làm bài Nghị luận xã hội
    Xem thêm : Chuyên đề chinh phục đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
    Bộ đề nghị luận xã hội và đoạn văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ

    Bài viết gợi ý: