Hướng dẫn

Văn nghị luận có dạng nghị luận văn học, nghị luận xã hội, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm cả hai dạng nghị luận trên.

Cách làm bài văn nghị luận văn học

• Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề.

– Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.

– Giới hạn phạm vi tư liệu.

• Thân bài:

– Giải thích, làm rõ vấn đề:

+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hóa những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?

-Bàn bạc, khẳng định vấn đề. Có thể lập luận theo cách sau:

+ Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?

+ Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?

+ Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?

– Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

• Kết bài:

+ Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.

+ Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

Cách làm bàinghị luận xã hội

– NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên không có vốn để viết.- NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục…

– NLXH cần ở học sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả 1 quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều học sinh.

Bài viết gợi ý: