Cách trình bày kiểu bài so sánh văn học đạt điểm cao
So sánh văn học là một thao tác tư duy, được rèn luyện để trở thành một ý thức, một thói quen trong cảm thụ văn chương, giúp việc cảm thụ, phân tích được sâu sắc và tinh tế. Song so sánh văn học cũng trở thành một kiểu bài nghị luận đòi hỏi phải có một phương pháp, một cách thức trình bày tương ứng. Có hai cách trình bày bài nghị luận so sánh như sau:
1) Cách 1: Kiểu bài so sánh nối tiếp.
a) Khái quát gọn những nét tương đồng và khác biệt, nét chung và nét riêng của đối tượng so sánh.
b) Lần lượt khai thác cụ thể từng đối tượng được so sánh, hết đối tượng này chuyển sang đối tượng khác (chú ý khai thác, phân tích trong sự so sánh).
c) Đánh giá, tổng hợp.
* Cách này có thể dùng cho đối tượng so sánh ở cấp độ nhỏ, ít như: từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, đoạn trÝch ng¾n… khảo sát trong một đến hai tác phẩm.
VD
Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
trong bài Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên viết:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn.
Cảm nhận của anh / chị về hai đoạn thơ trên.
( Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2008)
Cách 2: Kiểu bài so sánh song song.
a) Khái quát gọn như kiểu bài thứ nhất.
b) Chia tách đối tượng thành nhiều bình diện, khai thác trong sự đối sánh. Lấy cái chung làm nền tảng, làm tiêu chí so sánh, từ những nét giống nhau đó mà chỉ ra, phân tích những nét khác biệt của đối tượng so sánh.
Đánh giá, tổng hợp.
* Đây là cách làm khó song rất hay, thể hiện được khả năng tư duy, năng lực khái quát và cảm thụ tinh, sắc của học sinh giỏi. Cách làm này sử dụng cho các cấp độ so sánh lớn như hình tượng nghÖ thuËt, tác phẩm, phong cách tác giả, thời đại văn học, khuynh hướng sáng tác… Được khảo sát trong hai hay nhiều tác giả, tác phẩm…
VD
Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ.
Hãy phân tích, so sánh bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh đề làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA:
Có 1 dãy bài tập, các em bấm vào link này :