Đề bài: Cảm nhận bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.

Bài làm

Người ta nói:

Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại

Nhật kí trong-tù, nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã viết:

Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài

Quả là cuộc sống sự khác biệt lớn lao. Cái hữu hạn, nhỏ bé (“một ngày”).

Mà có thể tương xứng với cái vô cùng, vô tận (“nghìn thu”), như thế đã thấy tâm trạng của người bị giam hãm trong tù nặng nề đến mức nào.

Nỗi nhớ càng lớn hơn khi người tù là một chiến sĩ cách mạng. Nỗi khổ vì vật chất (ăn đói, mặc rách, ghẻ lở,...) có thể vượt qua được nhưng nỗi khổ về tinh thần khi không thế góp sức vào sự nghiệp chung luôn đè nặng lên tâm trí người tù. Trong bài Tâm tư trong tù, Tố Hữu từng viết:

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

“Ở ngoài kia” là không gian tự do, nơi người tù hòa mình trong “tiếng đời lăn náo nức”, tiếng lạc ngựa “rùng chân bên giếng lạnh”, như vẫy gọi, như thúc giục người chiến sĩ xung trận. Trong bài Khi con tu hú, tứ thơ lại được sáng tạo theo một hướng khác, có phần kín đáo hơn. Mới đọc bài thơ chúng ta không biết người thơ đang ở trong tù:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim “gọi bầy”, tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng “lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”. Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt dầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyến thêm bằng hình ảnh “Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”. Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở hằng ngày.

Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải “hạt bắp vàng” mà là “bắp rây vàng hạt” nắng là “nắng đào” màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì “càng rộng càng cao” tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ “ngân” mà còn “dậy” lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hòa điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu “lững lờ” hay “vi vu” mà “lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được thoát khỏi ngục tù. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo, rực rỡ hẳn lên.

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy trong lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giới bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Chỉ trong bốn câu thơ đã có đến ba sắc thái.

Nghe tiếng “hè dậy bên lòng”, người tù muốn phá tung tất cả.

Không thê vượt qua những bức tường nặng nề, nỗi uất ức bị dồn nén, nỗi đau khổ như tạo thành hai hình khối chi qua sáu âm tiết và hai nhịp thơ “Ngột làm sao...”.

Tác giả bật lên lời trách cứ (“Con chim tu hú... cứ kêu”).

Giọng điệu bên ngoài là thế nhưng thực ra đó chính là sự thể hiện nỗi uất ức, đau khổ đã lên đến đỉnh điểm.

Tiếng chim tu hú gọi bầy ấm áp, tươi vui nhưng cứ vô tình khoan sâu vào nỗi khổ của người tù, khơi dậy nỗi uất hận trước tình cảnh thực tại và càng làm bùng cháy lên khát vọng tự do.

Thơ viết trong tù nhưng không có một dòng, một chữ nào nói về nỗi khổ vật chất của người tù. Điều đó cho thây người tù đã vượt lên những nỗi đau vật chất bình thường. Nỗi đau lớn nhất của người tù là nỗi đau của người chiến sĩ cách mạng bị mất tự do, đang khao khát “tháo cũi sổ lồng” để đến với cuộc sống tự do, để được chiến đấu cho cách mạng.

Bài viết gợi ý: