ĐỀ KIỂM TRA KÌ THI TNTHPT – NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình…

Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.

Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2). (0,75 điểm).

Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu. (0,75 điểm).

Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích. (1,0 điểm)

PHẦN II – LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình.

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về cách nhìn và tình cảm của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI THPTQG – NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

CâuĐáp ánĐiểm
01Câu 1. Chủ đề của hai đoạn văn

Đoạn (1): Giải thích ý nghĩa khái niệm “văn hóa ứng xử”

Đoạn (2): Các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung

Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu

Đoạn (1): Thao tác lập luận giải thích/lập luận giải thích/ thao tác giải thích.

Đoạn (2): Thao tác lập luận so sánh/ lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh

Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm).

– Khi giao tiếp với người trên tuổi phải có lời thưa gửi

– Khi đối thoại với một người nào đó phải chú ý nhường lượt lời cho họ.

Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích?

Tuy mỗi nền văn hóa có những quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn có những giá trị chung mà chúng ta cần hiểu và tôn trọng

0,5 đ

0,75 đ

0, 75 đ

1,0 đ

02v Yêu cầu về kĩ năng.

a) Đảm bảo cấu trúc đoạn văn hoàn chỉnh : mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

c) Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc thuyết phục.

v Yêu cầu về nội dung:

Giải thích:

+ Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình.

Bình luận:

– Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản thân mình?

+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình

+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ , đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác.

Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế nào?

– Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

– Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu

– Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng không tự hạ thấp mình

– Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.

Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân

– Nâng cao giá trị bản thân

– Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh

Bài học nhận thức, hành động

– Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh giá về chính mình

v Biểu điểm

– Điểm 2: Kỹ năng viết đoạn tốt. Hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Làm nổi bật vấn đề, phân tích có dẫn chứng đủ, phong phú. Văn có cảm xúc, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.

– Điểm 1,5: Hiểu, đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, có dẫn chứng nhưng còn thiếu, đôi chỗ chưa phân tích, văn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.

– Điểm 1: Có hiểu, nêu được ½ số ý, đôi chỗ sơ sài, dẫn chứng ít. Văn gọn, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.

– Điểm 0 – 0,5: Sơ sài, lạc đềm trong cuộc sống.

0,25 đ

1,5 đ

0,25 đ

03A.Yêu cầu kĩ năng:

Biết làm bài văn nghị luận có kết cấu ba phần chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ,không mắc lỗi chính tả và diễn đạt….

B.Yêu cầu kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Có thể làm rõ vấn đề theo các nội dung cơ bản:

1.Mở bài:

-Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2.Thân bài:

2. Phân tích

Trước đêm màu xuân, do bị đày đoạ, áp chế, Mị trở thành người phụ nữ vô hồn,

mất cả cảm giác về thời gian lẫn không gian. Kiếp sống của Mị chẳng khác nào kiếp sống

con trâu, con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa hoàn toàn

lụi tắt. Mỗi khi bước vào buồng, Mị lại ngồi xuống giường trông ra cửa sổ. Điều ấy cho

thấy Mị luôn hướng ra bên ngoài, ẩn chứa một khát khao, dù khá mong manh và mơ hồ.

Sức sống có thể bị dập tắt vĩnh viễn, nhưng cũng có thể sẽ trỗi dậy khi có điều kiện.

Sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân. Mùa xuân

năm ấy ở Hồng Ngài đẹp và gợi cảm biết bao: Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt

xong, ngô lúa xếp yên đầy các nhà kho. Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều

canh nương để suởi lửa… Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi và cỏ ranh vàng

ửng… Trong các làng Mèo, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm, sặc sỡ… Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã co tiếng ai thổi sáo tủ bạn đi chơi… Chính không gian rộn rã sắc màu cùng tiếng sáo tha thiết đã đánh thức cô Mị ngày xưa. Tiếng sáo như chạm vào nỗi nhớ. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hồi. Mị ngồi nhẩm lại bài hát của người đang thổi…cách nhìn và tình cảm của các nhà văn đốivới người lao động nghèo trong xã hội cũ.

Cảnh vui xuân nhộn nhịp ở đầu bản và cảnh ăn Tết ồn ào trong nhà thống lí Pá Tra

đã tác động mạnh tới tâm hồn Mị, khiến cô nhớ lại thời con gái chưa xa. Lúc đầu, Mị hành

động theo thói quen một cách vô thức: Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu,

cứ uống ực từng bát. Mị uống rượu mà như uống nỗi tủi hận, cay đắng vào lòng, hay là Mị cố tình uống thế cho thật say để quên đi nỗi khổ? Tuy nhiên, hành động ấy thể hiện một sự

chuyển biến khác thường đang diễn ra trong tâm trạng người con gái đáng thương.

=>Bi kịch bắt đầu khi ý thức về bản thân của Mị đang trỗi dậy. Mị say rượu lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, men rượu đánh thức nỗi nhớ về phần đời

đã qua: Mị đang sống về ngày trước. Tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng bên tai Mị. Đấy là tiếng sáo của tình yêu rạo rực, của tuổi thanh xuân căng đầy sức sống. Dường như lúc này,

Mị không còn là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pa Tra nữa mà là cô gái xinh đẹp đang uống rượu bên bếp lửa và thổi sáo: Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Bao

kỉ niệm đẹp thời con gái sống dậy trong lòng Mị: Mị thổi sáo giỏi… có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Hồi tưởng về mùa xuân tươi đẹp thời con gái,

điều đó cho thấy con người thật của Mị đang hồi sinh. Khát vọng sống như ngọn lửa đang bừng cháy trong tâm hồn Mị.

Diễn biến tâm trạng Mị rất phức tạp: Cô đang bị giằng xé bởi mâu thuẫn giữa thân phận tù túng của người con dâu gạt nợ và mong muốn được tự do đi chơi Tết của cô gái đang khao khát tự do và tình yêu. Liệu Mị có dám cắt đứt sợi dây oan nghiệt đang thít chặt lấy số phận mình để đến với những cuộc chơi vui vẻ, với tiếng sáo gọi bạn tình réo rắt du dương.

Mải mê chìm đắm trong quá khứ nên Mị tạm quên hiện tại: Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi

sau, Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi Mị từ từ bước vào buồng. Tâm trạng Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày

trước. Mị nhận ra rằng mình vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi.

Khát vọng sống như ngọn lửa bừng cháy trong lòng khiến Mị càng thêm một phẫn uất trước tình cảnh tủi nhục của mình. Bao nhiêu người có chồng mà vẫn đi chơi ngày Tết đấy thôi. A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Mị muốn ăn lá ngón cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Uất ức, nước mắt Mị ứa ra. Tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường:

Anh ném pao, em không bắt,

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Mị muốn quên thời con gái ngày trước mà không sao quên được. Tiếng sáo cứ lửng lơ trong đầu khiến cho Mị thiết tha bồi hồi.

Mị lặng lẽ, thản nhiên xắn thêm miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo. A Sử nhìn Mị, Mị không thèm nói một lời. Những hành động nổi loạn diễn ra trong khi tiếng sáo đang rập rờn trong đầu Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình như đem đến cho Mị một sức mạnh mới, khơi gợi khao khát yêu đương và hạnh phúc. Khi với tay lấy váy hoa… là Mị đã thực sự sống lại thời con gái

với bao ước mơ tươi đẹp.

Mị đã bừng tỉnh; quá khứ, hiện tại đan xen trong tâm hồn Mị. Hiện tại thì tăm tối, ngột ngạt, mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lơ lửng bay ngoài đường, đánh thức quá khứ đẹp đẽ

chưa xa.

Những hành động khác thường của Mị đã bị A Sử trấn áp phũ phàng. Sau câu hỏi ngạc nhiên và giận dữ: Mày muốn đi chơi à?, A sử trói Mị bằng cả một thúng sợi đay, quấn

tóc lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Không có một dòng nào miêu tả thái độ phản kháng của Mị. Suốt từ đầu đến cuối, Mị chỉ im lặng, âm thầm cam

chịu. Tuy vậy, ẩn chứa bên trong lại là một cô Mị hoàn toàn khác, một cô Mị đang say mê

sống với những kỉ niệm tình yêu. A Sử chỉ trói buộc được thể xác chứ không thể trói buộc được tâm hồn Mị.

Miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài dường như đã nhập thân vào nhân vật. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn nâng đỡ tâm hồn Mị. Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đảm chơi. Tuy Mị chưa giải thoát được thể xác

nhưng Mị đã giải thoát được tâm hồn. Lòng Mị bồi hồi theo tiếng sáo.

Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được.

Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách… Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.Mị đang sống với con người bên trong của mình: Chừng đã khuya… Mị nín khóc,

Mị lại bồi hồi nhớ đến thời điểm trai bản đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra

rừng chơi. Lúc này, thực tại và quá khứ cứ đan xen vào nhau, giằng xé tâm hồn Mị. Càng

nhớ tới kỉ niệm cũ, Mị càng xót xa, đau khổ, phẫn uất trước thực tại phũ phàng:

=.Đoạn văn miêu tả

tâm trạng Mị trong đêm xuân thấm đẫm tính nhân văn, góp phần tô đậm tính cách nhân vật

Mị; thể hiện một cách chân thật và cảm động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của

truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

3. Liên hệ

Cùng xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ đời sống nội tâm nhân vật,

Nam Cao và Tô Hoài đã chung nhau một điểm đó là’mượn âm thanh’ để gơị dậy những’âm thanh’ vốn dĩ bị chìm khuất trong nhân vật.Đấy cũng là những chi tiết đặc sắc góp phần

khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ trong hai tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao và Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài. Cùng xây dựng chi tiết nghệ thuật ấy nhưng do quan niệm và cách viết khác nhau,đề tài khác nhau nên ở hai chi tiết nghệ thuật trong Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ lại mang những ý nghĩa riêng.

Ở tác phẩm Chí Phèo là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh hôm nào chả có. Đó là tiếng chim hót ngoài vườn, tiếng mấy bà đi chợ về,tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Thị Nở và trận ốm đã làm cho con qũy dữ có sự thay đổi hẳn cả về tâm sinh lý. Từ khi đi tù về, đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm chì

hết say, hoàn toàn tỉnh táo và có được một khoảng ngưng lặng để nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống,.tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Tiếng anh thuyền

chài gõ mái chèo đuổi cá. Tiếng mấy bà đi chợ về’ những âm thanh thường nhật ấy ngày nào mà chả có nhưng hôm nay chí mới nghe được bởi vì đến bh hắn mới được tỉnh sau

những cơn say dài mênh mang.từ tiếng chim hót, tiếng mái chèo,tiếng người nói…như những âm thanh nhỏ giọt vào tâm hồn chí,như dòng nước mát lành,như cơn mưa mùa hạ đang đổ xuống thớ đất tâm hồn khô cằn sỏi đá của chí.vùng đất khô hạn tình thương ấy, vùng đất chỉ biết đến thứ nước luôn tưới lên nó là rượu và nuớc mắt của người lương thiện.nay đọc được những thứ nhựa sốngcủa cuộc đời tưới vào thắm sâu tâm hồn của chí.tư

đótâm hồn của anh bùng lên đầy xúc cảm.anh như con chim trong lồng chiếc lồng giam cầm, xa cuộc sống đồng loại,bỗng một ngày được nghe tiếng hót ca của bạn bầu bỗng như

tìm lại được mình lại vui ca hót.

Âm thanh đó đã đánh thức trong chí những cảm xúc của con người. Chí nhận ra ngoài cái lều ẩm ướt thấp chỉ có hơi mờ lờ của mình rằng: mặt trời chắc đã lên cao,và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. Cũng như những ngày người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng

đắng, lòng mơ hồ buồn, nhưng với anh, đây là cảm giác,cảm xúc vừa bị đánh thức.

Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống chính là anh đã dần ý thức về cuộc

sống. Âm thanh cuộc sống ý như như âm thanh của chiếc kim đồng hồ quay ngược thời

gianđã đánh thức trong chí về giấc mơ thời trai trẻ. Âm thanh của cuộc sống bình dị đã đưa anh nhớ về quá khứ,rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ,

chồng cuốc mướn cày thuê.vợ dệt vải.bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Cả kí ức ấy sống lại trong chí thật đẹp, thật dung dị đời thường

xiết bao cái qúa ấy đẹp đến thì chí lại cô đơn trong hiện tại bấy nhiêu. Thông thường,người ta nhớ lại thời gian quá vãng để hiểu hiện tại. Chí cũng vả, đến lúc hắn chợt nhận ra rằng’hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.

Cũng chính âm thanh bình dị mà chí nghe được lại làm cho anh phải nghĩ suy nhiều hơn,sâu xa hơn. Chí hình dung được tương lai đầy bất ổn ở phía trước. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao biết bao là chất độc, đày đọa cực nhọc, một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều.Nó là cơn mưa cuối thu cho biết trời gió rét, này mùa đông đã đến. Chí Phèo không có thị nở vào, cứ để hắn vẫn vơ,thì đến khóc được mất.

Đến đây, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ đại nữa, một người không những giàu cảm giác, cảm xúc, mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời, về bản thân

phải là con người bình thường.

Với bàn tay yêu thương giản dị của Thị Nở, Chí như được lột bỏ vỏ quỷ để trở lại hình hài

của con người.bát cháo hành có thể là liều thuốc giải cực mạnh đã góp phần tâỷ ố men

rượu, tẩy ố những nhơ nhuốc của cuộc đời bất hạnh,trả lại cho anh những điều đã mất. lòng

yêu của Thị Nở là lòng yêu của một người làm ơn và các cả lòng yêu của người chịu ơn.

Còn Chí Phèo, anh cảm nhận được một điều thật chua chát xưa nay nếu tôi muốn ăn thì

phải giật, nạt, dọa, cướp.cuộc đời hắn chưa bao giờ được bàn tay đàn bà nào cho.và thị nở là lần đầu. Lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho, được sống trong tình

cảm yêu thương thực sự.bát cháo hành đã ngấm càng làm hắn suy nghĩ nhiều.

Từ cảm nhận về tình yêu của Thị Nở, cảm xúc,cảm giác càng được đánh thức sâu sắc hơn ở Chí Phèo: hắn thấy mắt hình như ươn ướt…hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng

khuâng..hắn thấy vừa vui vừa buồn..hắn thấy lòng thành trẻ con.hắn muốn làm nũng thị…

ð Khao khát làm người lương thiện.

-Giá trị nội dung và nghệ thuật 2 chi tiết qua 2 tác phẩm.

3.Kết luận

Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị

v Biểu điểm

– Điểm 5: Kỹ năng làm bài tốt. Hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn thể hiện rõ cảm nhận sâu sắc về hình tượng nhân vật. Bố cục rõ ràng, làm nổi bật các đặc điểm của hình tượng, phân tích có dẫn chứng đủ, phong phú. Văn có cảm xúc, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.

– Điểm 3 – 4: Kỹ năng làm bài khá. Hiểu, đáp ứng tốt các yêu cầu trên, dẫn chứng đủ, đôi chỗ chưa phân tích. Văn trong sáng, mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

– Điểm 2,5: Hiểu, đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, có dẫn chứng nhưng còn thiếu, đôi chỗ chưa phân tích, văn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.

– Điểm 1,5 – 2,0: Có hiểu, nêu được ½ số ý, đôi chỗ sơ sài, dẫn chứng ít. Văn gọn, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ.

– Điểm 1,0: Sơ sài, lạc đề

0,5 đ

2,0 đ

2,0 đ

0,5 đ

Bài viết gợi ý: