SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ
| KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không phải chép đề vào giấy làm bài) |
- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi (1);(2);(3);(4).
Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em !
Hạnh phúc ở trong những điều giản dị
Trong ngày, trong đêm
Đừng than phiền cuộc sống nhé em!
Hạnh phúc ngay cả khi em khóc
bởi trái tim buồn là trái tim vui.
Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm,
là tiếng xe về mỗi chiều của bố,
cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ,
chị xới cơm đầy bắt phải ăn no.
Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho,
là ngọn đèn soi tương lai em sáng,
là điểm mười mỗi khi lên bảng
là ánh mắt một người lạ như quen,
Hạnh phúc là khi mình có một cái tên.
Vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em!
Tuổi mười tám còn khờ khạo lắm
Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường.
(Hạnh phúc – Thanh Huyền)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Tác giả quan niệm về hạnh phúc như thế nào trong bài thơ trên? Quan niệm ấy được thể hiện cụ thể qua những từ ngữ, hình ảnh nào? (1,0 điểm)
Câu 3. Cho biết tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn thơ in đậm. (0,5 điểm)
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh/chị (khoảng 5-7 dòng) về lời nhắn nhủ:
“Đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm
Hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường”. (1,0 điểm)
- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tô Hoài viết Vợ chồng A Phủ; sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi đến bạn đọc có khác nhau.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.
—— Hết ——
Họ và tên học viên: …………………………………………………………………………………………………………………………… Lớp: ……………..
Số báo danh: …………………………………………………………………………… Phòng kiểm tra: ………………………………………….
Chữ ký Giám thị: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ
| KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không phải chép đề vào giấy làm bài) |
PHẦN | NỘI DUNG | ĐIỂM | GHI CHÚ |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
| |||
1. | Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. | 0,5 | |
2. | – Tác giả quan niệm hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, gần gũi. | 0,5 |
|
– Biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: “tiếng xe về mỗi chiều của bố”, “quây quần trong căn phòng nhỏ”, “chị xới cơm”, “ không có tiếng mẹ ho”, “ngọn đèn soi tương lai”, “điểm mười mỗi khi lên bảng”, “ánh mắt một người lạ như quen”, “mình có một cái tên”. | 0,5
| ||
3. | – Phép điệp cấu trúc: hạnh phúc (là)…, là… – Tác dụng: nhấn mạnh hạnh phúc là những gì đơn giản, gần gũi và thân quen nhất với mỗi người. | 0,5 | |
4. | Tác giả nhắn gửi rằng cuộc đời chẳng bao giờ tẻ nhạt cả, quanh ta luôn hiện hữu những tình cảm, những hạnh phúc mà đôi khi chưa kịp nhận ra; đôi lúc con người cứ mải chạy theo những thứ xa vời, cho rằng đó mới là hạnh phúc mà không biết rằng hạnh phúc đang trước mắt, rất gần gũi, thân quen. | 1,0 | |
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
| |||
Câu 1. | 2.0 | ||
a. a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận | 0,25 | ||
Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề | |||
b. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,25 | ||
c. c.Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. | |||
* Giải thích – “Hạnh phúc”: là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. -“Hạnh phúc nằm trong những điều giản dị”: là hạnh phúc tồn tại trong những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống. | 0.25 | ||
* Phân tích và lí giải: | |||
– Hạnh phúc không phải lúc nào cũng cao sang, đôi khi bắt đầu từ điều giản dị mà vô tình chúng ta không nhận thấy. | 0.25 | ||
– Như tác giả bài thơ định nghĩa hạnh phúc là “tiếng xe về mỗi chiều của bố”, là sự quan tâm, lo lắng của những người thân trong gia đình “chị xới cơm đầy bắt phải ăn no”, “hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho”…Những điều ấy bình dị, mộc mạc thôi, nhưng gợi ở lòng người bao ấm áp, yêu thương. | 0.25 | ||
* Bình luận và mở rộng | |||
Không phải ai cũng cảm nhận được hạnh phúc nằm ở những điều giản dị. Họ mải chạy theo những phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc chỉ đơn giản là những điều bình dị quanh mình cho đến khi quá muộn. | 0.25 | ||
*Kết thúc vấn đề Khái quát vấn đề nghị luận và rút ra bài học nhận thức và hành động. Phải biết trân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời. Cần sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. | 0.25 | ||
d.Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25
| ||
+ Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. + Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | |||
Câu 2. | ….. | ||
a. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | ||
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề | |||
b. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | |||
*Mở bài: Giới thiệu vấn đề | 0.5 | ||
*Thân bài: – Cách nhìn nhận một hiện tượng đời sống cho thấy nhân sinh quan của nhà văn. Cụ thể ở đây là trước nỗi khốn khổ của người phụ nữ, Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu nhìn nhận thế nào? Nỗi khổ ấy có gì giống và khác nhau? Đâu là nguyên nhân của nỗi khổ ấy? – Cách giải quyết vấn đề là hướng giải thoát cho nhân vật, thể hiện rõ nhất ở cách kết thúc tác phẩm. + Trong Vợ chồng A Phủ, Mị thoát khỏi nỗi khổ bằng ý chí, nghị lực và sức sống tiềm tàng; bằng cách chạy theo A Phủ đến khu du kích Phiềng Sa. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh cuộc đời tự do, hạnh phúc của đôi trai gái. + Trong Chiếc thuyền ngoài xa, người đàn bà hàng chài xin không li dị người chồng vũ phu, nghĩa là vẫn cam chịu cảnh khốn khổ với những trận đòn để đổi lại một điều khác. Kết thúc tác phẩm, những nhân chứng của sự việc – nhân vật “tôi” và chánh án Đẩu đã hiểu ra, “vỡ ra” nhiều điều trong nhận thức về cuộc sống trước hành động của người phụ nữ này. – Thông điệp của nhà văn là ý nghĩa của hình tượng mà người viết muốn gửi gắm trong đó; đó cũng là tư tưởng của nhà văn trước hiện thực mà ông chứng kiến, miêu tả. + Qua câu chuyện của Mị, thông điệp Tô Hoài muốn gửi gắm chỉ có thể hiểu là: Cuộc sống của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám là vô cùng cực khổ; người phụ nữ chỉ có thể thoát khỏi nỗi khổ đó khi dám vùng lên và đi theo cách mạng (đơn nghĩa). + Ý nghĩa của câu chuyện về người đàn bà hàng chài trong truyện của Nguyễn Minh Châu thì rất đa dạng, phong phú (đa thanh): • Tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: nghệ thuật cần gắn liền với cuộc sống; người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc sống bằng con mắt đơn giản, chỉ thấy được hình thức bề ngoài;… • Cuộc sống vốn đầy những nghịch lí và bi kịch mà nhiều khi chỉ người trong cuộc mới hiểu hết và có quyết định phù hợp. • Tâm hồn, tình cảm và ý chí của người phụ nữ, dù chỉ là người phụ nữ bình thường, cũng là một bí ẩn, một thế giới kì lạ, sâu thẳm, không dễ gì hiểu hết… | 0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0.25
0,25
0,25
0,5
0,25 |
| |
d.Sáng tạo | 0,25 | ||
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần nghị luận. | |||
e. e.Chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | ||
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu | |||
Có thể nêu lên, bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhiều ý nghĩa khác nữa, miễn là không gượng ép, áp đặt |