CHUYÊN ĐỀ: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Ngô Gia văn phái
- Vài nét về tác giả Ngô gia văn phái
- Ngô Thì Chí (1753-1788)
- Là em ruột của Ngô Thì Nhậm, người làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống. Ông là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh (1787)
- Dâng “Trung Hưng Sách” làm kế khôi phục nhà Lê. Sau đó, ông được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn. Trên đường đi, ông bị bệnh và mất tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh)
- Có nhiều tài liệu nói rằng ông là người viết 7 hồi đầu tác phẩm.
- Ngô Thì Du (1772-1840)
- Là an hem con chú bác ruột với Ngô Thì Chí, tuy học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới triều Tây Sơn, ông ẩn mình ở vùng Kim Bảng (Hà Nam). Thời nhà Nguyễn ông ra làm quan và được làm quan ở vùng Hải Dương.
- Ông là người viết 7 hồi tiếp theo (trong đó có hồi 14)
- Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
- Về nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán bao gồm 17 hồi
Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Các tác phẩm rất chú ý đến việc tôn trọng sự thật lịch sử, điều đó trở thành quan điểm trong việc phản ánh hiện thực. Cho nên, dù nhiều người viết và ở nhiều thời điểm khác nhau , tác phẩm về cơ bản vẫn giữ được tính nhất quán. Xét về hình thức kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật, cách miêu tả, cách kể chuyện….tác phẩm mang đậm những đặc điểm của tiểu thuyết. Chính vì vậy nên các nhà nghiên cứu xem Hoàng Lê Nhất thống chí là một tiểu thuyết lịch sử.
- Tóm tắt tác phẩm
- Tác phẩm tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Khởi đầu là sự đe dọa, thối nát đến cực độ của các tập đoàn phong kiến. Các ông vua thời Lê chẳng ra vua. Vua Lê Hiển Tông chỉ biết “Chắp tay rủ áo” cam phận làm bù nhìn bạc nhược. Quan điểm của ông là “ Chúa gánh cái lo còn ta hưởng thụ cái vui”. Vua Lê Chiêu Thống thì hèn nhát, khuất phục trước giặc mãn Thanh mong cứu vãn cái ngai vàng sắp bị sụp đổ. Bên phủ chúa, Thịnh vương Trịnh Sâm hoang dâm vô đô, say mê Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng, lập con thứ gây nên loạn tử trong nhà, anh em đánh giết lẫn nhau, kiêu binh, ỷ thế lộng hành. Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến đã đến hồi quyết liệt, dữ dội. Trong bối cảnh đó, cuộc nổi dậy đầy khí thế của phong trào Tây Sơn là một điều tất yếu. Rồi Quang Trung- Nguyễn Huệ đánh tan giặc xâm lược Mãn Thanh lập nên triều Tây Sơn. Nhưng cơ nghiệp nhà Tây Sơn ngắn ngủi, chúa Nguyễn lại dần dần khôi phục thế lực, dẹp Tây Sơn, lập vương triều mới (1802). Kết thúc tác phẩm là tình cảnh thảm bại, nhục nhã của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nương nhờ nước người.
- Trịnh Sâm ( 1742-1782) lên ngôi 1766, là người thông minh, quyết đoán, dẹp yên được các phe phái đối lập (các tập đoàn phong kiến khủng hoảng)
- Tất cả các sự kiện lịch sử trên được miêu tả một cách cụ thể, sinh động. Nổi bật lên trên nền thời đại ấy là vóc dáng của những con người thuộc các phe phái đối lập. Đặc biệt là hình ảnh ngời sáng của Quang Trung- Nguyễn Huệ, người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc. Trong văn học Việt Nam thời kì trung đại, có thể xem Hoàng Lê nhất thông chí là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực tiểu thuyết.
- Đôi nét về diễn biến hồi 12, 13 và đầu hồi 14
Khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ 2 bắt Vũ Văn Nhậm, Lê Chiêu Thống sợ hãi bỏ thành Thăng Long chạy lên phía Bắc, chiêu mộ quân Cần Vương để mưu tính sự nghiệp phục hưng nhà Lê nhưng không đủ sức để đương đầu với quân Tây Sơn. Lê Chiêu Thống nghe theo quần thần, cử 2 viên quan là Lê Duy Đản và Trần Danh Án bí mật sang Trung Quốc cầu viện triều đình Mãn Thanh. Trước hết là viên tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, hắn muốn nhân cơ hội này thôn tính nước ta làm quận, huyện liền tâu lên triều đình xin đưa quân sang đánh. Được lệnh, Tôn Sĩ Nghị kéo đại quân sang với danh nghĩa “Phù Lê diệt Tây Sơn”. Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn rút lui về cố thủ ở Tam Điệp. Quân Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào thành Thăng Long, không gặp sức kháng cự nào nên sinh ra kiêu căng, tự mãn. Lê Chiêu Thống cũng theo về nhận sắc phong “An Nam quốc vương”. Nhưng những giấy từ đưa đi các nơi đều đóng niên hiệu Càn Long. Ngày sau, các buổi chầu, Lê Chiêu Thống tới ở doanh trại của Tôn Sĩ Nghị để nghe truyền việc quân. Mở đầu hồi 14 là thực trạng quân tương Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long. Chúng chỉ lo chơi bời, tiệc tùng, không để ý đến việc quân. Lính tự tiện bỏ đồn ngũ đi lang thang không còn kỉ luật gì. Chỉ có người cung nhân cũ đến thưa với thái hậu về thái độ chủ quan, khinh địch của giặc Thanh và tình trạng nguy cấp của vua tôi Lê Chiêu Thống. Thái hậu hoảng hốt nói với vua. Nhà vua lúc bấy giờ mới hoảng sợ xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân lại bị hắn mắng thẳng vào mặt. Vua sợ quở trách đành đi về.