VẤN ĐỀ I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA TIẾN HOÁ

  1. LÝ THUYẾT

1. Bằng chứng tiến hóa

BCTH

Nội dung

Ví dụ

Vai trò

GIÁN TIẾP

Giải phẫu so sánh

Cơ quan tương đồng: Là những cơ quan  nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan thoái hoá : Là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể tr­ởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xư­a kia của chúng.

- Chi trước của các loài động vật có xương sống.

 

 

 

- Xương cụt, ruột thừa, răng khôn, nếp thịt ở khóe mắt,… hay hiện tượng lại tổ ở người

Phản ánh sự tiến hóa phân li

Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc như­ng đảm nhiệm những chức phận giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.

Cánh côn trùng (phát triển từ mặt lưng) nhưng cánh dơi (phát triển từ chi trướC.

Phản ánh sự tiến hóa đồng quy

TB học và Sinh học PT

- Bằng chứng tế bào học :

  • Mọi sinh vật đều đ­ược cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều đư­ợc sinh ra từ các tế bào sống trư­ớc đó.
  • Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

- Bằng chứng sinh học phân tử :

  • Mã di truyền của các loài đều có đặc điểm giống nhau, tính phổ biến của thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung.
  • Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại  prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen

- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân),…

 

- Người giống tinh tinh 97,6% ADN, giống vượn Gibbon 94,7% ADN.

 

 

- Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào ® Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

- Sự sai khác về trình tự axit amin trong prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen càng ít cho thấy quan hệ họ hàng giữa các loài càng gần gũi.

TRỰC TIẾP

Hóa thạch

 

Hóa thạch : là những di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

 

 

 

- Từng phần cở thể: Một vết chân, một bộ xương,…

- Cơ thể nguyên vẹn: Xác voi Mamut(hàng trăm ngàn năm tuổi) trong các tảng băng, xác sâu bọ còn giữ nguyên hình dạng, màu sắc trong nhựa hổ phách,…

- Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.

- Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.

 

2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

2.1. Tóm tắt các học thuyết tiến hoá

Vấn đề

Thuyết Đacuyn

Thuyết hiện đại

Các nhân tố tiến hóa

Biến dị, di truyền, CLTN.

Quá trình đột biến; Di - nhập gen; Giao phối không ngẫu nhiên; CLTN; Các yếu tố ngẫu nhiên.

Cơ chế tiến hóa

Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Tiến hóa nhỏ: Các NTính trạngH gây nên sự biến đổi cấu trúc di truyền của QT, dưới áp lực của CLTN và tác động của các cơ chế cách li tạo nên sự khác biệt về vốn gen so với QT gốc đưa đến sự hình thành loài mới.

Tiến hóa lớn: quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu.

Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN.

Quá trình ĐB và quá trình GF làm phát sinh các BDTH quy định các đặc điểm thích nghi, các cá thể có KH thích nghi được CLTN giữ lại, cho sinh sản ® QT thích nghi.

Hình thành loài mới

Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạngtừ một nguồn gốc chung.

Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Chiều hướng tiến hóa

Ngày càng đa dạng.

Tổ chức ngày càng cao.

Thích nghi ngày càng hợp lý.

Ngày càng đa dạng; Tổ chức ngày càng cao; Thích nghi ngày càng hợp lý.

Sự phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể theo nhiều hướng khác nhau: tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.

2.2. Đánh giá các học thuyết

2.2.1. Học thuyết Đacuyn

  • Cống hiến:
  • Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị để chỉ những sai khác giữa các cá thể trong loài.
  • Sáng tạo ra thuyết CLTN, CLNT để giải thích cơ chế tiến hóa và giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới cũng như quá trình hình thành các giống vật nuôi, cây trồng:

Vấn đề phân biệt

Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc tự nhiên

Nguyên liệu của chọn lọc

Tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Nội dung của chọn lọc

Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người.

Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật.

Động lực của chọn lọc

Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người.

Đấu tranh sinh tồn của sinh vật.

Kết quả của chọn lọc

Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người.

Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống.

Vai trò của CL

- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.

- Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người.

Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

  • Tồn tại:
  • Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh biến dị cũng như cơ chế di truyền các biến dị.
  • Chưa nêu được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài.

2.2.2. Học thuyết tổng hợp hiện đại

  • Đưa ra được quan niệm tiến hóa:

Vấn đề phân biệt

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Nội dung

Là quá trình biến đổi TPKG của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới.

Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như: chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Quy mô, thời gian

Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.

Quy mô lớn, thời gian địa chất rất dài.

Phương pháp nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hoá.

  • Phát hiện được các nhân tố tiến hóa và vai trò của chúng trong tiến hóa của sinh giới:

Các nhân tố tiến hóa

Vai trò trong tiến hoá

Đột biến

Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các BD di truyền do đó ĐB cung cấp nguồn BD sơ cấp cho quá trình tiến hóa(ĐBG là nguồn nguyên liệu chủ yếu).

Giao phối không ngẫu nhiên

Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp.

CLTN

Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen(tùy thuộc vào chọn lọc chống alen trội hay alen lặn) trong quần thể.

Di nhập gen

Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.

Các yếu tố ngẫu nhiên

Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.

  • Hoàn thiện và phát triển quan niệm của Đacuyn về CLTN

Vấn đề phân biệt

Quan niệm của Đacuyn

Quan niệm hiện đại

Nguyên liệu của CLTN

- Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và của tập quán hoạt động.

- Chủ yếu là các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản.

Đột biến và biến dị tổ hợp (thường biến chỉ có ý nghĩa gián tiếp).

Đơn vị tác động của CLTN

Cá thể.

- Cá thể.

- Ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản.

Thực chất tác dụng của CLTN

Phân hóa khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài.

Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Kết quả của CLTN

Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.

Vai trò của CLTN

 Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ các biến dị.

 Nhân tố định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.

  • Hoàn chỉnh quan niệm về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và cho rằng:
  • Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN.
  • Nếu cá thể có những đặc điểm thích nghi nhưng không có khả năng sinh sản thì không có ý nghĩa về mặt tiến hóa,  do vậy quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là quá trình làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi ® QT thích nghi.
  • Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính hợp lí tương đối:
            • Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong một hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh đó.
            • Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.
            • Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng xảy ra ® Chọn lọc tự nhiên tác động không ngừng ® do đó các đặc điểm thích nghi luôn thay đổi và liên tục được hoàn thiện, các sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước.
  • Hoàn chỉnh quan niệm về loài và cơ chế hình thành loài mới :
  • Khái niệm về loài sinh học: Loài là một hoặc một nhóm quần thể có những tính trạngchung về hình thái, sinh lí (1), có khu phân bố xác định (2), các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác (3); Ở các loài sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm (1) & (2).
  • Nêu được vai trò của các dạng cách li đặc biệt là CLSS và CLĐL trong quá trình hình thành loài mới:
    • Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới: Là những trở ngại về mặt địa lí, ngăn cản các cá thể của các quần thể gặp gỡ và giao phối với nhau, duy trì sự khác biệt về tần số alen và TPKG giữa các quần thể do các tính trạng tạo ra.
    • Vai trò của cách sinh sản trong quá trình hình thành loài mới: CLSS là các trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. CLSS bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

 

Các cơ chế CLSS

Khái niệm

Ví dụ

Cách li trước hợp tử

Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau.

Các loại cách li

 

Cách li nơi ở (sinh cảnh)

 

Cách li tập tính

 

Cách li thời gian (mùa vụ)

 

Cách li cơ học

 

Cách li sau hợp tử

Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.

 

 

\[\Rightarrow \]Loài mới chỉ được hình thành khi có sự CLSS giữa các quần thể của loài gốc.

 

  • Cơ chế hình thành loài:
    • Hình thành loài là quá trình cải biến TPKG của QT theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
    • Các phương thức hình thành loài mới: Hình thành loài khác khu vực địa lí(hình thành loài bằng CLĐL); Hình thành loài cùng khu vực địa lí (hình thành loài bằng cách li sinh thái, hình thành loài bằng cách li tập tính, hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóA. .
    • Hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
  • Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hóa lớn.

 

 

VẤN ĐỀ II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Sự phát sinh sự sống

Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4.6 tỉ năm, trong đó khoảng 2 tỉ năm đầu là khoảng thời gian xảy ra quá trình tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

  • Tiến hoá hoá học :

Là quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hoá học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất vô cơ ® chất hữu cơ đơn giản ® chất hữu cơ phức tạp

  • Tiến hoá tiền sinh học :

Hình thành nên các tế bào sơ khai từ các đại phân tử và màng sinh học ® hình thành nên những cơ thể sinh vật đầu tiên.

  • Tiến hoá sinh học :

Từ tế bào nguyên thuỷ \[\to \] tế bào nhân sơ \[\to \] tế bào nhân thực\[\to \] sự đa dạng phong phú của sinh giới.

2. Sự phát triển của sinh gới qua các đại địa chất

2.1. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trongnghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

2.1.1. Khái niệm: Hoá thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

2.1.2. Sự hình thành hóa thạch:

  • Hoá thạch bằng đá : Khi sinh vật chết, phần mềm của sinh vật bị phân huỷ bởi vi khuẩn, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại và hoá đá ; hoặc sau khi phần mềm được phân huỷ sẽ tạo ra khoảng trống trong lớp đất sau đó các chất khoáng (như ôxit silic...) tới lấp đầy khoảng trống tạo thành sinh vật bằng đá giống sinh vật trước kia.
  • Hoá thạch khác: Một số sinh vật khi chết được giữ nguyên vẹn trong các lớp băng với nhiệt độ thấp (voi ma mút...), hoặc được giữ nguyên vẹn trong hổ phách (kiến...).
  • Phương pháp xác định tuổi của hóa thạch : phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc trong lớp đất đá chứa hóa thạch.

2.1.3. Vai trò của hoá thạch :

  • Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp để biết được lịch sử phát sinh, phát triển của sự sống.
  • Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.

2.2. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại đại chất

2.2.1. Hiện tượng trôi dạt lục địa :

  • Trôi dạt lục địa là hiện tượng di chuyển của các lục địa do sự chuyển động của lớp dung nham nóng chảy bên dưới.
  • Sự trôi dạt lục địa làm biến đổi địa chất và khí hậu trên quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh giới, tạo nên những thời điểm  lịch sử làm tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là sự bùng nổ hàng loạt các loài mới tạo nên diện mạo mới cho Trái Đất qua các thời kì.

2.2.2. Sinh vật trong các đại địa chất

Tiến hoá sinh học là sự phát triển lịch sử của giới sinh vật từ những sinh vật nhân sơ cho đến sự đa dạng, phức tạp của sự sống như ngày nay. Quá trình đó gắn liền với sự thay đổi các điều kiện sống trên trái đất qua các thời kì.

Căn cứ vào các biến đổi lớn về địa chất khí hậu và các hóa thạch điển hình người ta chia lịch sử sự sống thành 5 Đại: Đại Thái cổ ® Đại Nguyên sinh ® Đại Cổ sinh ® Đại Trung sinh ® Đại Tân sinh. Mỗi Đại lại chia thành những kỉ, mỗi kỉ mang tên một loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ đó hoặc tên của địa phương lần đầu tiên nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó.

 

Đại

Kỉ

Tuổi

(Triệu năm cách đây)

Đặc điểm địa chất

khí hậu

Sinh vật điển hình

Tân sinh

Đệ tứ

1,8

Băng hà, Khí hậu lạnh, khô

Xuất hiện loài người

 

Đệ tam

65

Các đại lục gần giống như  hiện nay. Khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh.

Phát sinh các nhóm linh trưởng. Cây có hoa ngự trị. Phân hoá các lớp Thú, Chim, Côn trùng.

Trung sinh

Krêta

145

Các đại lục bắc liên kết với nhau. Biển thu hẹp. Khí hậu khô.

Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hoá động vật có vú. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ.

Jura

200

Hình thành 2 đại lục Bắc và Nam. Biển tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp.

Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.

Triat

250

Đại lục chiếm ưu thế. Khí hậu khô.

Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh chim và thú.

Cổ sinh

Pecmi

300

Các đại lục liên kết với nhau. Băng hà. Khí hậu khô, lạnh.

Phân hoá bò sát cổ. Phân hoá côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển.

Cacbon

360

Đầu kỉ ẩm và nóng, về sau trở nên lạnh và khô.

Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

Đêvôn

416

Khí hậu lục địa khô hanh, ven biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc.

Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

Silua

444

Hình thành đại lục địa. Mực nước biển dâng cao. Khí hậu nóng và ẩm.

Cây có mạch động vật lên cạn.

Ocđôvic

488

Di chuyển đại lục. Băng hà. Mực nước biển giảm. Khí hậu khô.

Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật.

Cambri

542

Phân bố đại lục địa và đại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2

Phát sinh các ngành động vật. Phân hoá tảo.

Nguyên sinh

 

2500

 

Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo.

Hoá tạch động vật cổ nhất.

Hoá thạch sinh vật nhân thực cổ nhất.

Thái cổ

 

3500

 

Hoá thạch nhân sơ cổ nhất.

 

 

4600

 

Trái Đất hình thành.

 

Nét đặc trưng của các Đại địa chất:

* Đại Thái cổ

Nét đặc trưng của Đại này là sự sống đã phát sinh ở mức chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào nhân sơ(Vi khuẩn) và tập trung dưới nước.

* Đại Nguyên sinh

Sự sống đã phát triển từ VK ® Nhân thực, Tảo ® ĐV cổ ® ĐV KX ® làm biến đổi thành phần khí quyển(tích lũy O2 do hoạt động quang hợp của VK lam, Tảo) hình thành sinh quyển. Sự sống vẫn tập trung dưới nước.                                                                 

* Đại Cổ sinh : Là đại chinh phục đất liền của thực vật, động vật.

* ĐạiTrung sinh: Là đại phồn thịnh của cây Hạt trần và Bò sát.

* Đại Tân sinh: Là đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.

3. Sự phát sinh loài người:

3.1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

* Bằng chứng giải phẫu so sánh:

Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với thú.

* Bằng chứng phôi sinh học :

  • Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống và đặc biệt là với động vật có vú.
  • Sự giống nhau giữa người và vượn người :
  • Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
  • Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 - 6 đốt cùng, bộ răng gồm  32 chiếc.
  • Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
  • Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
  • Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
  • Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....

Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.

3. Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn

3.1. Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động. Sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá.

3.2. Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.

3.2. Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.

Các đặc điểm cơ bản trong quá trình phát sinh sự sống và loài người

Sự phát sinh

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản

Sự sống

Tiến hoá hoá học

Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon:

C \[\to \] CH \[\to \] CHO \[\to \] CHON

Phân tử đơn giản \[\to \] phân tử phức tạp \[\to \] đại phân tử \[\to \] đại phân tử tự tái bản (ADN).

Tiến hoá tiền sinh học

Hệ đại phân tử \[\to \] tế bào nguyên thuỷ

Tiến hoá SH

Từ tế bào nguyên thuỷ \[\to \] tế bào nhân sơ \[\to \] tế bào nhân thực.

Loài người

Người tối cổ

Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau.

Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ.

Người cổ

- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm3, sống thành đàn, đi thẳng đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

- Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm3, chưa có lồi cằm, dùng công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.

- Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước đầu có đời sồn văn hoá.

Người hiện đại

- Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm móng mĩ thuật và tôn giáo..

 

B.MỘT SỐ CÂU TRẮC NGHIỆM

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP SINH HỌC 12

TIẾN HÓA

 

1.Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là:

            A. Sinh vật cổ

            B. Sinh vật nguyên thủy

            C. Cổ sinh vật học

            D. Hóa thạch

            ĐÁP ÁN: D

2.Sự kiện xảy ra trong kỳ Pecmơ thuộc đại Cổ sinh là:

            A. Hạt trần xuất hiện, bò sát răng thú phân hóa

            B. Quyết xuất hiện, bò sát phát triển

            C. Thực vật bắt đầu lên cạn, xuất hiện lưỡng cư đầu cứng

            D. Khủng long bi tiêu diệt

            ĐÁP ÁN: A

3.Đặc điểm nổi bật của sinh giới trong đại Trung sinh là:

            A. Động vật phát triển ồ ạt lên đất liền

            B. Đại phát triển mạnh của cây hạt trần và nhất là bò sát

            C. Đại phát triển mạnh của hạt kín và sâu bọ

            D. Đại có nhiều biến động địa chất nhất

            ĐÁP ÁN: B

4.Sự kiện chỉ có ở người hiện đại Crômanhông mà không có ở các giai đoạn người tối cổ và người cổ là:

            A. Chế tạo công cụ lao động bằng đá

            B. Chế tạo công cụ lao động bằng xương

            C. Biết sử dụng lửa

            D. Xuất hiện mằm mống các quan niệm tôn giáo

                  ĐÁP ÁN: D

5.Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt vào

            A. Kỷ thứ ba thuộc đại Tân Sinh

            B. Kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh

            C. Kỷ phấn trắng thuộc đại Trung Sinh

            D. Kỷ giữa thuộc đại Trung Sinh

            ĐÁP ÁN: A

6.Kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh được đánh dấu bằng

            A. Sự tiêu diệt của bò sát khổng lồ

            B. Sự xuất hiện của thú

            C. Sự xuất hiện của loài người

            D. Sự phát triển của cây hạt kín

            ĐÁP ÁN: C

7.Được xếp vào nhóm các thuyết tiến hóa cổ điển là:

            A. Thuyết của Lamac, thuyết của Đacuyn

            B. Thuyết của Lamac, thuyết tiến hóa tổng hợp

            C. Thuyết tiến hóa tổng hợp, thuyết của Đacuyn

            D. Thuyết tiến hóa tổng hợp, thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính

            ĐÁP ÁN: A

8.Người đầu tiên đã xây dựng một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới là

            A.  Đacuyn

       B. Lamac

            C. Kimura

            D. Hacđi

            ĐÁP ÁN: B

9.(A) là nguồn nguyên liệu sơ cấp và (B) là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên: (A) và (B) lần lượt là:

            A. Biến dị và giao phối

            B. Đột biến và biến dị tổ hợp

            C. Biến dị tổ hợp và sự cách li

            D. Đột biến và sự cách li

            ĐÁP ÁN: B

10.Mặt tác dụng chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là

            A. Tạo ra sự biến đổi kiểu hình của cá thể

            B. Tạo ra sự khác nhau trong các phản xạ tập tính của động vật

            C. Tạo ra sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau

            D. Tạo ra số cá thể ngày càng đông

            ĐÁP ÁN: C

11.Hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:

            A.  ADN, ARN, emzim, hoocmon

            B.  Gluxit, protein và lipit

            C.  Gluxit, protein, lipit, ADN, ARN, enzim, hoocmon

      D.  Protein và axit nucleic

            ĐÁP ÁN: D

12.Sự kiện xảy ra ở kỷ Xilua thuộc đại cổ sinh là

            A. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần

            B.  Xuất hiện đại diện của ruột khoang

            C.  Xuất hiện tảo ở biển.

            D. Xuất hiện động vật nguyên sinh

            ĐÁP ÁN: A

13.Thú có nhau xuất hiện ở:

            A. Kỷ Than đá thuộc đại Cổ sinh

            B.  Kỷ Pecmo thuộc đại Cổ sinh

            C.  Kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh

            D.  Kỷ phấn trắng thuộc đại Trung sinh

            ĐÁP ÁN: D

14.Các loại loại biến dị theo quan niệm Đácuyn là:

            A.  Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

            B. Biến dị do tập quán và biến dị do ngoại cảch.

            C.  Biến di không di truyền và biến dị do ngoại cảnh

            D.  Biến dị cá thể và biến dị xác định.

            ĐÁP ÁN: D

15.Kimura đã đề xuất quan niệm đại đa số ác đột biến ở cấp độ phân tử là rtung tính dựa trên các nguyên cứu:

            A. Về những biến đổi của các phân tử ADN

            B. Về những biến đổi của các phân tử ARN

            C.  Về những biến đổi của các phân tử prôtêin

            D. Về những biến đổi của các phân tử ADN và ARN

            ĐÁP ÁN: C

16.Câu có nội dung đúng trong các câu sâu đây là:

            A. Hoá thạch ngừơi tối cổ Xinatrốp được phát hiện lần đầu tiên ở Đông Phương.

            B.  Pitêcantrốp chưa biết chế tạo công cụ lao động.

            C. Giai đoạn vượn người và ngừoi tối cổ đều chưa co lồi cằm chứng tỉ tiếng nói chưa phát triển.

            D. gờ xương mày không phát triển ở dạng ngừơi tối cổ Xinantrốp.

            ĐÁP ÁN: C

17.Cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva ngày càng được hòan thiện dưới tác động của:

            A. Nguồn năng lượng mặt trời

            B. Sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ

            C. Chọn lọc tự nhiên

            D. Các họat động của núi lửa

            ĐÁP ÁN: C

18.Sự hình thành màng bán thấm ngăn cách côaxecva với môi trường xảy ra trong giai đọan:

            A. Tiến hóa hóa học

            B. Tiến hóa lý học

            C. Tiến hóa lý – hóa học

            D. Tiến hóa tiền sinh học

            ĐÁP ÁN: D

19.Thú đẻ trứng tiến hóa từ bò sát răng thú xuất hiện ở:

            A. Kỳ than đá thuộc Cổ sinh

            B. Kỳ Pecmơ thuộc đại Cổ sinh

            C. Kỳ Tam điệp thuộc đại Trung sinh

            D. Kỳ Giuva thuộc đại Trung sinh

            ĐÁP ÁN: C

20.Dạng vượn người hóa thạch Oxtơralôpitec được phát hiện đầu tiên:

            A. ở Nam Phi vào năm 1924

            B. ở tây Phi vào năm 1930

            C. ở Châu Á vào năm 1924

            D. ở Đông Nam Á vào năm 1930

            ĐÁP ÁN: A

21.Hóa thạch được phát hiện ở đảo Java (Inđônêxia) vào năm 1891 là:

            A. Người tối cổ Pitecantrốp

            B. Vượn người ôxtơralôpitec

            C. Người tối cổ Xinantrốp

            D. Vượn người Parapitec

            ĐÁP ÁN: A

22.Theo Đacuyn, lọai biến dị có nhiều ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống là:

            A. Biến dị tổ hợp

            B. Biến dị xác định

            C. Biến dị tổ hợp và biến dị xác định

            D. Biến dị cá thể

            ĐÁP ÁN: D

23.Tiến hóa lớn là (I) dẫn đến hình thành (II)

            A. (I) : tiến hóa vĩ mô, (II) : lòai mới

            B. (I) : tiến hóa vĩ mô, (II) : lớp mới

            C. (I) : tiến hóa vĩ mô, (II) : bộ mới

            D. (I) : tiến hóa vĩ mô, (II) : các đơn vị trên lòai

                  ĐÁP ÁN: D

24.Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống trên quả đất là (I), dẫn đến sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới , (I) là :

            A. Quá trình tiến hóa của các hợp chất của cacbon

            B. Quá trình tương tác nguồn vật chất hữu cơ

            C. Sự tương tác giữa các điều kiện tự nhiên

            D. Tác dụng của sấm sét, mưa bão tạo ra năng lượng cho sự sống

            ĐÁP ÁN: A

25.Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên quả đất qua các giai đoạn tiến hóa là :

            A. Tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học

            B. Tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học

            C. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học

            D. Tiên hóa hóa học và tiến hóa sinh học

            ĐÁP ÁN: C

 

Bài viết gợi ý: