CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BÀI 42: HỆ SINH THÁI

I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI:

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái

 

- Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái. Ví dụ: 1 giọt nước có nhiều vi sinh vật sống trong đó.

II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI:

 

1. Thành phần vô sinh:

+ Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)

+ Các yếu tố thổ nhưỡng.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh:

- Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tuỳ theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm:

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp)

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải: gồm VK, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.

III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT:

  1. Các hệ sinh thái tự nhiên:

 

 

+ Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ,thảo nguyên, rừng ôn đới,rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh.

Ví dụ: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

 

 

 

 

+ Các hệ sinh thái dưới nước:

 

Ví dụ: Hệ sinh thái rạn san hô

+ Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển,những vùng ngập mặn, vùng biển khơi

+ Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

2. Các hệ sinh thái nhân tạo:

- Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố …đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Ví dụ: Hệ sinh thái cánh đồng lúa

 

BÀI TẬP :

Câu 1.    Phân tích thành phần của một hệ sinh thái nhân tạo và biện pháp nâng cao hiệu quả hệ sinh thái

Ví dụ: hệ sinh thái đồng lúa

Thành phần vô sinh: ánh sáng, các yếu tố khí hậu, đất, nước, các loại muối khoáng hòa tan trong nước,…

Thành phần hữu sinh: lúa, bèo, cỏ dại, các loại vi khuẩn, sâu bọ, côn trùng…

Các biện pháp nâng cao hiệu quả của hệ sinh thái: Để nâng cao năng suất lúa người ta thường áp dụng các biện pháp: bón phân, loại bỏ các loài cỏ dại, tiêu diệt sâu hại,…

Câu 2.    Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

-        Trong hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua việc trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

Câu 3.    Phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái

Ví dụ: hệ sinh thái sa mạc.

Thành phần vô sinh:

-        Khí hậu: nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, gió nhiều, lượng mưa ít,

-        Thổ nhưỡng: chủ yếu là cát, nghèo dinh dưỡng, thiếu nước nghiêm trọng.

Thành phần hữu sinh:

-        Thực vật: chủ yến là các loài cây bụi nhỏ chịu hạn, các loài xương rồng,

 

-        Động vật: một vài loài bò sát, côn trùng chịu hạn: bò cạp, kì đà, rắn, nhện…

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM :

Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì

A. có cấu trúc lớn nhất

B. có chu trình tuần hoàn vật chất

C. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn

D. có sự đa dạng sinh học

Câu 2: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ

B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải

C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Câu 3: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là

A. hệ sinh thái biển

B. hệ sinh thái nông nghiệp

C. hệ sinh thái thành phố

D. hệ sinh thái tự nhiên

Câu 4: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng

B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng

C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng

D. thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng

Câu 5: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

A. lớn nhất

B. tương đối lớn

C. ít nhất

D. tương đối ít

Câu 6: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu:

A. các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước

B. các hệ sinh thái lục địa và đại dương

C. các hệ sinh thái rừng và biển

D. các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Câu 7: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là:

A. thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga

B. đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên

C. rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới

D. savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 8: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định

B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái

C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ

D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

Câu 9: Hệ sinh thái bao gồm

A. quần xã sinh vật và sinh cảnh

B. tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài

C. các loài quần tụ với nhau tại 1 không gian xác định

D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau

Câu 10: Các hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học cao nhất?

A. các hệ sinh thái thảo nguyên

B. các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

C. các hệ sinh thái hoang mạc

D. các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim)

Câu 11: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

A. thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…

B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…

C. có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…

D. cả A, B và C

Câu 12: Hệ sinh thái là

A. hệ mở

B. khép kín

C. tự điều chỉnh

D. cả A và C

Câu 13: Câu nào sau đây là không đúng?

A. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh

B. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại

C. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên

D. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Câu 14: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

A. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

B. Hệ sinh thái biển

C. Hệ sinh thái sông, suối

D. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 15: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau

C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh

D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Đáp án - Hướng dẫn giải


Câu 3:Cá ép sống bám trên các cá lớn, nhờ đó nó được đưa đi xa để có thể kiếm ăn và được bảo vệ nhưng cá lớn không bị ảnh hưởng gì → Đáp án A.

Câu 6:

– Phong lan bám trên cây gỗ là qun hệ hội sinh; sao bắt rận cho trâu là quan hệ hợp tác.

- Vi khuẩn lam với bèo hoa dâu là quan hệ cộng sinh.

- Cây cỏ và cây lúa đều cân bằng ánh sáng là quan hệ cạnh tranh → Đáp án A đúng

Câu 7:

1. Là quan hệ kí sinh. 2. Là quan hệ thực vật ăn động vật.

3. Là quan hệ hội sinh. 4. Là quan hệ hội sinh.

5. Là quan hệ kí sinh (thực vật nửa kí sinh)

6. Là quan hệ cộng sinh

→ Đáp án A đúng.

Câu 8:

– Các mối quan hệ đối kháng gây ra hiện tượng khống chế sinh học chứ không phải duy nhất có quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt → (2) sai.

- Con mồi ở bậc dinh dưỡng thấp hơn nên có số lượng nhiều hơn vật ăn thịt →(3) sai.

- Sinh vật kí sinh có số lượng nhiều hơn vật chủ → (4) sai.

- Để thích nghi với lối sống kí sinh, vật kí sinh luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ → (1) đúng → Đáp án C.

Câu 9:

– Sự phân bố cá thể trong không gian quần xã tùy thuộc vào nhu cầu của từng loài → (1) sai.

- Sự phân bố cá thể trong không gian quần xã giúp làm giảm cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống → (2) đúng.

- Sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi tới chân núi là kiểu phân bố theo chiều ngang → (3) sai.

- Kiểu phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện sống thuận lợi vì độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào → (4) đúng.

 

Bài viết gợi ý: