1, Sự cần thiết của việc tổ chức chuyên đề Văn học dân gian
Chuyên đề Văn học dân gian theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là môt hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì thế chuyên đề Văn học dân gian không những là hoạt động giáo dục mà còn là hoạt động văn thể mĩ góp phần rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
Chuyên đề Văn học dân gian càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở trường THPT vì những lí do sau:
Thứ nhất, chuyên đề Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian: tính tập thể, tính truyền miệng và gắn với các sinh hoạt cộng đồng.
Ví dụ: Để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian giáo viên phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng; làm sáng tỏ tính dị bản thì so sánh nhiều văn bản khác nhau sẽ giúp giờ học sinh động, hiệu quả. Những thao tác này khó có thể thực hiện trong những tiết học đơn lẻ do hạn chế về thời gian.
Thứ hai, chuyên đề văn học dân gian cho phép giáo viên khai thác tác phẩm văn học dân gian ở nhiều góc độ, thỏa mãn nhu cầu làm “Sống lại” tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời, âm nhạc…. làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian.
Thứ ba, chuyên đề Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vẫn đề chưa được đặt ra trong chương trình cụ thể.
Hoạt động chuyên đề Văn học dân gian giúp học sinh hiểu rõ thêm về vị trí, vai trò, giá trị của Văn học dân gian với đời sống văn hóa dân tộc để có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó thêm lòng say mê với Văn học dân gian.
2. Nội dung chuyên đề.
Cơ sở hình thành chuyên đề: Bài 24, 25, 26, 27 – SGK Ngữ văn 10.
Thời lượng: 5 tiết
Tổ chức dạy học chuyên đề.
Mục tiêu
– Sau khi học xong chuyên đề học sinh có khả năng:
Kiến thức
– Hiểu rõ khái niệm ca dao.
– Hiểu được, cảm nhận được nội dung tiếng hát than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa và của người bình dân Việt Nam qua một số bài ca dao tiêu biểu với những đặc điểm nghệ thuật riêng.
– Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân mặc dù cuộc sống của họ còn nhiều lo toan, vất vả.
Kỹ năng
– Rèn kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao theo đặc trưng thể loại.
– Sưu tầm tài liệu, có phương pháp tìm tòi, nghiên cứu và tích cực chủ động học tập.
– Kĩ năng thuyết trình.
– Kĩ năng nhận xét, phân tích, đánh giá.
Thái độ
– Trân trọng và yêu quý tâm hồn lạc quan và yêu đời của người bình dân qua ca dao.
– Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn di sản văn học dân gian của dân tộc, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.
Định hướng năng lực được hình thành cho HS.
– Năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tư duy, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
Nội dung chuyên đề.
Nội dung
+ Tiết 1: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
+ Tiết 2: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
+ Tiết 3: Ca dao hài hước
+ Tiết 4: Ca dao hài hước
+ Tiết 5: Thực hành diễn xướng dân gian một số bài ca dao đã học.
Chuẩn bị của GV và HS.
1.Giáo viên:
– Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam ( Vũ Ngọc Phan)
– Bình giảng ca dao (Hoàng Tiến Tựu)
– Thi pháp ca dao (Nguyễn Xuân Kính)
– 2. Học sinh:
– Sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến chuyên đề.
– Chuẩn bị một số tiết mục diễn xướng dân gian: đồng dao, dân ca, hát đối đáp…
III. Tiến trình dạy học cụ thể.
Các bạn bấm vào link này để tải trọn vẹn chuyên đề nhé :
https://drive.google.com/open?id=0BwtFEPXEvuFjVVJBclZJdzM4RWc
Đây là tài liệu sưu tầm
Xem thêm :
Tuyển tập các chuyên đề môn văn
Sáng kiến kinh nghiệm môn Văn