Đề thi bán kì Ngữ văn 10, có ma trận, đáp án.kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của em với một cách kết thúc khác kết thúc của tác giả dân gian

ĐỀ THI BÁN KỲ I MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian: 90′


I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
– Đánh giá chất lượng giữa kỳ, thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học môn Ngữ văn học kỳ I
– Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ THI BÁN KỲ I
MÔN NGỮ VĂN 10

Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vận dụng thấpVận dụng cao
I. Đọc hiểu










Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: %

II. Làm văn
Kiểu bài tự sự
(Kể chuyện sáng tạo)

chi tiết, sự việc trong văn bản




10%

Kiểu bài văn tự sự . Phân biệt được kiểu văn bản miêu tả và tự sự..















Lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp với kiểu bài văn tự sự…
Vận dụng kiến thức trong văn bản
để làm







20%

Biết sử dụng chất liệu trong những văn bản văn học để làm bài văn tự sự
















Kĩ năng: Nắm
vững phương pháp làm bài nghị luận văn học kết hợp với phương pháp văn tự sự và biểu cảm trong bài viết. Tích hợp kiến thức đã học để viết bài văn tự sự theo cốt truyện đã có hoặc tự xây dựng kết hợp với miêu tả, biểu cảm.Biết điều chỉnh dung lượng của bài viết.











1 câu

30%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: 100%

0,5đ
5%

0,5đ
5%


30%


30%
1 câu
7 đ
70%
Tổng cộng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:


1,5đ


0,5đ






2
10
100%


BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN

ĐỀ THI BÁN KỲ I MÔN NGỮ VĂN 10

Thời gian: 90′

(Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc hiểu (3đ)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng.
.II: Làm văn (7đ)
Hãy kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy bằng lời của em với một cách kết thúc khác kết thúc của tác giả dân gian

————————————–Hết———————————–

XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Hướng dẫn chung:
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).

  1. II. Đáp án và thang điểm
Đáp án Điểm






Phần I











Phần II
Câu 1. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.( 0,5đ)
Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi… lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ… còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”. (1đ)
Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.(0,5)
Câu 4. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa. (1đ)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
– Biết cách làm bài văn tự sự . Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
– Bài văn có đủ ba phần có hình thức và nội dung
– Xây dựng luận điểm – luận cứ – luận chứng rõ ràng
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cần làm rõ được các ý chính sau:
1. Mở bài:
• Giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
– An Dương Vương kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc, dời đô từ Phong Châu xuống Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
2. Thân bài:
• Diễn biến cùa chuyện:
– An Dương Vương bắt tay vào việc xây thành, gặp rất nhiều khó khăn.
– Nhờ sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp đỡ, sau nửa tháng thì thành xây xong.
– Rùa Vàng cho An Dương Vương một chiếc vuốt để làm lẫy nỏ.
– Triệu Đà mang quân sang xâm lược, An Dương vương có nỏ thán bắn một phát chết hàng vạn giặc nên Triệu Đà thua to, phải rút vể nước.
– Triệu Đà giả vờ cầu hòa, rồi cầu hôn cho con trai là Trọng Thuỳ. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác nên đã mắc mưu.
– Trọng Thuỳ lấy cắp lẫy thần. Triệu Đà tấn công Loa Thành, An Dương Vương mang Mị Châu lên ngựa bỏ chạy vể phương Nam.
3. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện:
– Rùa Vàng chỉ đích danh Mị Châu là giặc. An Dương Vương rút gươm toan chém đẩu Mị Châu.
– Trọng Thuỷ vừa đuổi theo tới nơi, lấy thân đỡ lưỡi gươm thay cho Mị Châu.
Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian

* Lưu ý:
– HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề.
– Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo.
BIỂU ĐIỂM:
– Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
– Điểm 5-6: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
– Điểm 3-4: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề.
Điểm 1-2: Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế
– Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng

Xem thêm :

  1. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 10
  2. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 11
  3. Tuyển tập đề thi Ngữ văn khối 12

Bài viết gợi ý: