Trọn bộ giáo án Ngữ văn 10.
Soạn bài : Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
Ngày soạn:01/03/2016
Lớp dạy: 10B2
Ngày dạy: 8/03/2016
Tiết 73 : NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức: * Giúp học sinh
– Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ.
– Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn, đồng thời thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý.
- Kĩ năng: Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn, vào cách dung từ, phát âm và viết chính tả.
- Thái độ: Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn lên tới cái đúng trong nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Giáo án, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
– GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ( Máy chiếu)
Câu 1. Vì sao ngày nay chúng ta phải nêu cao ý thức chuẩn hóa tiêng Việt?
- Vì tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Vì tiếng Việt được dùng để giảng dạy trong nhà trường ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Vì tránh sự ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố ngoại lai.
*D. Vì tất cả những lí do trên.
Câu 2. Đảm bảo những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt sẽ đem lại những hiệu quả nào?
- Để tránh những sai lầm trong khi diễn đạt.
- B. Để biết cách diễn đạt đúng những điều muốn nói.
- C. Để biết cách diễn đạt hay những điều muốn nói.
*D. Cả A, B, C đều đúng.
- Bài mới:
Vào bài: Ở tiết 64 “Khái quát lịch sử tiếng Việt”, chúng ta đã thấy ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam giàu và đẹp như thế nào. Nhưng muốn ngôn ngữ của chúng ta luôn giàu và đẹp thì trước hết ta phải giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt và muốn giữ gìn được sự trong sáng thì chúng ta phải tuân theo những yêu cầu chung khi sử dụng. Đó cũng chính là nội dung mà cô, trò chúng ta sẽ tìm hiểu ngày hôm nay qua bài “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”
Hoạt động của GV – HS | Nội dung bài học |
Máy chiếu Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt – Học sinh tìm hiểu các ví dụ GV đưa ra trên máy chiếu – Gv nhËn xÐt Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (chính tả), chữa lại cho đúng ở các câu sau: Hãy đọc đoạn hội thoại trong ví dụ b, phần 1(sgk trang 65) và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo tiếng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân. Hãy phát hiện và chũa lỗi về từ ngữ trong các câu sau: Trong các câu sau, câu nào đúng? Câu nào sai? Sửa lại câu sai cho đúng? Hãy phát hiện và chữ lỗi về ngữ pháp trong câu sau: Từng câu trong đoạn văn ở ví dụ c phần 3(sgk trang 66) đều đúng, nhưng đoạn văn không có được tính thống nhất chặt chẽ. Em hãy sửa lại Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau: – GV: Làm thế nào để nói, viết đúng chuẩn mực? -> HS: trả lời – GV: Về từ ngữ phải sử dụng thế nào? -> HS: trả lời – GV: Về ngữ pháp phải đảm bảo yêu cầu nào? -> HS: trả lời – GV: Chúng ta phải đảm bảo yêu cầu nào về phong cách ngôn ngữ? -> HS: trả lời Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau: “Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta” Làm thế nào để nói và viết hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao? => Củng cố nội dung bằng sơ đồ tư duy GV ra bài tập à Hs lên bảng làm bài | I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt 1. Phân tích ngữ liệu a. Ví dụ 1. – Không giặc quần áo ở đây. à giặc: nói và viết sai phụ âm cuối. Chữa lại: giặt(quần áo) – Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi. à dáo: nói và viết sai phụ âm đầu. Chữa lại: ráo – Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi. à lẽ, đổi: nói và viết sai thanh điệu. à Chữa lại: lẻ, đổi. b. Ví dụ 2. * Nhận xét: Các từ: Dưng mờ, giời, bẩu, mờ à phát âm sai (phát âm theo tiếng địa phương) à Chữa lại: Nhưng mà, trời, bảo, mà. c. Ví dụ 3. – Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt. à chót lọt: dùng từ sai à Chữa lại: (phút) chót hoặc cuối cùng – Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng. à truyền tụng: dùng từ sai. à Chữa lại: truyền thụ hoặc truyền đạt. d. Ví dụ 4. 1. Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc. à Câu sai 2. Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết. à Câu đúng. 3. Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt. à Câu đúng. 4. Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú. à Câu sai. * Nhận xét Câu 1: Sai từ “yếu điểm”: không đúng hình thức cấu tạo. à Chữa lại: điểm yếu Câu 4: Sai từ “linh động”: không đúng nghĩa à Chữa lại: sinh động. e. Ví dụ 5. Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. à thiếu CN à Chữa lại: – Cách 1: Bỏ từ “Qua”. – Cách 2: Bỏ từ “của”, thay vào đó bằng dấu phẩy. – Cách 3: Bỏ từ “đã cho”, thay vào đó bằng dấu phẩy. f. Ví dụ 6. à Sai: Câu sắp xếp lộn xộn, thiếu loogic à Chữa lại: Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân. Thế nhưng nàng đâu có được hạnh phúc. g. Ví dụ 7. (1) Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25 – 10, lúc 17h30 tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. à Sai từ “Hoàng hôn”: Dùng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. à Chữa lại: Buổi chiều (2) Trong một bài văn nghị luận: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. à Sai từ “hết sức là”: dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. à Chữa lại: rất hoặc vô cùng 2. Kết luận a. Về ngữ âm và chữ viết – Về ngữ âm: Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt. – Về chữ viết: Cần viết đúng theo các quy tắc hiện hành về chính tả và chữ viết nói chung. b. Về từ ngữ. Cần dùng từ ngữ: – Đúng với hình thức và cấu tạo – Đúng với ý nghĩa – Đúng với đặc điểm ngữ pháp c. Về ngữ pháp – Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt – Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa – Sử dụng dấu câu thích hợp – Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, thống nhất, mạch lạc. d. Về phong cách ngôn ngữ Cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ. II. SỬ DỤNG HAY, ĐẠT HIỆU QUẢ GIAO TIẾP CAO. 1. Phân tích ngữ liệu. a. Ví dụ 1 Trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ đứng và quỳ được sử dụng theo nghĩa chuyển. – “Chết đứng”: Chết hiên ngang, co khí phách cao đẹp – “sống quỳ”: Sống quỵ lụy, hèn nhát Các từ đứng và quỳ có tính hình tượng và biểu cảm. b. Ví dụ 2 Cụm từ chiếc nôi xanh, cái máy điều hòa khí hậu dùng để biểu thị cây cối à dùng chúng vừa có tính hình tượng, vừa có tính cụ thể, vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ (tính biểu cảm). 2. Kết luận – Linh hoạt, sáng tạo – Sử dụng các biện pháp tu từ III. LUYỆN TẬP Bài 1 (SGK trang 68) Từ đúng: bàng hoàng; chất phác; bàng quan; lãng mạn; hưu trí; uống rượu; trau chuốt; nồng nàn; đẹp đẽ; chặt chẽ. Bài 2. Đáp án nào sai trong các đáp án sau? Trong tiếng Việt, khi nói và viết phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây? A. Đúng hình thức âm thanh và cấu tạo từ trong tiếng Việt B. Đúng ý nghĩa của từ, đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ *C. Đúng theo tiếng địa phương. D. Phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản Bài 3. Cho biết trong hai ví dụ dưới đây, ví dụ nào sử dụng từ hay ( biểu cảm) hơn ? – Non cao những ngóng cùng trông Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày . – Non cao những ngóng cùng trông Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày . khô: Biểu cảm hơn |
Củng cố, dặn dò
* Củng cố
– Nắm được nội dung bài học
– Vận dụng vào việc nói và viết của bản thân trong thực tế.
* Dặn dò
– Học thuộc lý thuyết
– Làm các bài tập còn lại trong SGK
– Chuẩn bị bài “Hồi trống Cổ Thành” theo hướng dẫn SGK
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 10
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 11
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn lớp 12