Giáo án theo định hướng phát triển năng lực : Tổng quan văn học Việt Nam
Ngày soạn: 04/9/2016 , Tuần : 2 , Tiết PPCT: 1
Mục Lục
Mục tiêu cần đạt:
- Về kiến thức:
Những bộ phận hợp thành, tiến trình phát triển của văn học Việt Nam và tư tưởng tình cảm của người Việt Nam trong văn học.
- Về kĩ năng:
Nhận diện nền văn học dân tộc, nêu được các thời kỳ lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc.
- Về thái độ:
Hiểu và yêu mến tình cảm của con người Việt Nam được đúc kết qua nhiều thế hệ.
- Về định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
– năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Phương pháp dạy học
– Phương pháp đọc, gợi tìm, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
- Phương tiện dạy học
– Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
Nội dung và tiến trình lên lớp:- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ.
- Tổ chức dạy và học bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động: Lịch sử bất kì văn học dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn. Để hiểu một cách khái quát nhất về nền văn học dân tộc nước nhà. Chúng ta cùng tìm hiểu bài: Tổng quan văn học Việt Nam.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của học sinh | Hướng dẫn của giáo viên | Nội dung cần đạt |
– cho biết các bộ phận chính của nền văn học? – VHDG do ai sáng tác và truyền miệng? -Tính chất tiêu biểu của VHDG là gì ? – Nêu đặc điểm của VH viết: Khái niệm, chữ viết, thể loại? – Đọc mục II và cho biết có thể chia VH viết VN thành mấy thời kỳ ? + Nêu những đặc điểm chính của văn học trung đại ? – Biết gì về thi pháp và thể loại của VHTĐ ? – Khái quát những nét chính trong VH từ đầu thế kỉ XX- hết thế kỷ XX ? – Xác định những nội dung chính của VHHĐ? Nhóm 1: Em hiểu thế nào là tình yêu thiên nhiên trong VH ? – Minh họa bằng tác phẩm đã học Nhóm 2: Tình yêu nước thể hiện qua VH như thế nào ? – Minh họa bằng tác phẩm đã học Nhóm 3: Những nét chính trong mối quan hệ giữa con người và xã hội? Tp minh hoạ. Nhóm 4: Những nét chính trong mối quan hệ giữa con người và xã hội? Tp minh hoạ. – Vẽ sơ đồ cấu trúc bài “ Tổng quan văn học Việt Nam” | – GV yêu cầu hs đọc phần I SGK – GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai bộ phận hợp thành văn học – GV khái quát, hệ thống kiến thức về nội dung – GV hướng dẫn HS II SGK – GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển văn học – Giáo viên chọn ý, làm rõ – GV hướng dẫn HS nêu nhận xét – Giáo viên hướng dẫn h/s nhận diện các luận điểm trong SGK, – GV gợi ý HS Minh họa bằng các tác phẩm – GV cho h/s minh họa bằng tác phẩm đã học – Gv thuyếtt giảng. – GV định hướng tìm hiểu III SGK – GV tổ chức thảo luận + chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 vấn đề + lớp thảo luận và trình bày vấn đề của nhóm mình – GV gợi ý cho h/s lấy ví dụ minh họa – GV nhận xét và kết luận vấn đề – GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ cấu trúc bài “ Tổng quan văn học Việt Nam” để tóm tắt nội dung bài học | I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam 1. VH dân gian a. KN: VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. b. Thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao vè, truyện thơ chèo. e. Đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết a. Khái niệm: VH viết là sáng tác của tri thức được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn tác giả. b. Chữ viết của VHVN : Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. c. Thể loại: – VH từ thế kỉ X-XIX: + Chữ Hán: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu. + Chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu – VHVN từ đầu XX-nay: tự sự, trữ tình, kịch II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam – Văn học VN trải qua 3 thời kì lớn – VH Trung đại ( từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XĨ ) – VH hiện đại ( từ đầu XX đến hết thế kỷ XX ) 1. VH trung đại – Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. – Hình thành từ thế kỉ X – Chịu ảnh hưởng của các học thuyết: nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão-Trang. – Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp ăn học cổ Trung Quốc: Truyền kỳ, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thư Đường luật bằng chữ Hán, – Thơ văn chữ Nôm ra đời với nhiều thể loại mới: truyện thơ, ngâm khúc hát nói,.. phản ánh quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa. 2. Văn học hiện đại – Hình thành ở cuối thế kỉ XIX. – Tiếp xúc với nền VH Châu Âu. – Chủ yếu bằng chữ quốc ngữ. – Vừa kế thừa tinh hoa VH truyền thống vừa tiếp thu tinh hoa của VH thế giới qua quá trình hiện đại có những điểm khác biệt về với VHTĐ về: + Tác giả + Đời sống VH + Thể loại + Thi pháp – 1945 nền VH mới dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN – VHHĐ ghi lại không khí ngột ngạt của XHTD nửa phong kiến dự báo CM (VHHT), khám phá đề cao “cái tôi” cá nhân, đấu tranh cho hp và quyền sống cá nhân ( VHLM), phản ánh sự nghiệp đấu tranh Cm và xây dựng cuộc sống mới, công cuộc xây dựng CNXH, tình cảm con người đứng trước những vấn đề mới mẻ của thời mở cửa hội nhập( VHCM) III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC 1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên – Trong VHDG: Nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên. -Trong VHTĐ: Hình tượng thiên nhiên gắn liền với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ… – Trong VHHĐ: gắn với tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi… →Tình yêu thiên nhiên là nội dung quan trọng trong văn học. 2. Con người trong quan hệ quốc gia, dân tộc -VHDG: Tình yêu làng xóm, quê cha đất to, căm ghết thế lực ngọai xâm… -VHTĐ: Ý thức sâu sắc về quyền dân tộc, truyền thống văn hiến… – VHHĐ: Tình yêu nước gắn liền với sự đấu tranh giai cấp và lí tưởng XHCN, văn học tiên phong chống CN đế quốc. →Tình yêu nước là nội dung lớn xuyên suốt VHVN. 3. Con người VN trong quan hệ xã hội -VHDG: Ước mơ xây dựng một xã hội công bằng, tốt đẹp. -VHTĐ: Phê phán các thế lực chuyên quyền, cảm thông với thân phận con người bị áp bức, quan tâm đến khát vọng và hạnh phúc nhân dân. – VHHĐ: khai thác nhiếu khía cạnh, quan hệ trong thời đại mới. → Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. 4. Con người VN và ý thức về bản thân – Đối với cộng đồng xã hội: gắn với lí tưởng, hy sinh, cống hiến phục vụ. – Đối với cá nhân: ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc, tình yêu, ý nghĩa của cuộc sống trần thế. à Hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN: , nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, hi sinh… III. Tổng kết – Văn học VN có hai bộ phận lớn: Văn học dân gian và văn học viết – Văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trao dồi tiếng mẹ đẻ. |
3.3. Hoạt động thực hành ứng dụng
Bài tập: Những khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại?
3.4. Hoạt động bổ sung
So sánh sự giống và khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết?
Hướng dẫn soạn bài tiếp theo
Soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
(Tài liệu sưu tầm )
Xem thêm :
- Trọn bộ giáo án Ngữ văn khối 10
- Giáo án Ngữ văn khối 11
- Giáo án Ngữ văn khối 12