Đề thi học kì 1 ngữ văn 10. Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Phân tích bài thơ Nhàn.Đề đọc hiểu về bài ca dao.Đọc hiểu :Nếu đất Việt đau thương không thấy biển

SỞ GD&ĐT LAI CHÂU
TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 01
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 10
Ngày kiểm tra: / 12/ 2016
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

(Ca dao)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản? Nêu tác dụng.
Câu 3: Nêu nội dung chính của bài ca dao?
Phần II: Làm văn (7điểm)
Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (SGK Ngữ văn 10 – tâp 1).
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắn dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

——————–Hết————————

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 01
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10

Câu Nội dungĐiểm
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm0.5
Câu 2– Biện pháp tu từ: so sánh
– Tác dụng: Khẳng định giá trị vốn có của người phụ nữ.
0.5
1.0
Câu 3Nội dung: Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ, ý thức rất rõ giá trị của bản thân nhưng không tự quyết định được số phận, hạnh phúc của chính mình.1.0
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
– Điểm 0,5: Xác định vấn đề nghị luận.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang nội dung khác.



0.5
c. Học sinh chọn đúng kiểu nghị luận, diễn đạt tốt, mạch lạc, kết cấu logic, hợp lí; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu khái quát nội dung văn bản. 0.5
* Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó nhàn, rỗi rãi nên nhà thơ chỉ việc “hóng mát” suốt ngày dài, cuộc sống rất thảnh thơi. 0.25
– Cuộc đời Nguyễn Trãi không mấy lúc được thảnh thơi như vậy để hòa mình với thiên nhiên mà ông yêu mến. Nhưng giữa lúc chiến tranh vừa kết thúc, việc dân việc nước còn nhiều nỗi lo mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì thật trớ trêu. 0.25
=> Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm không nhàn. Câu thơ ẩn chứa một nụ cười chua chát.0.25
* Bức tranh cảnh ngày hè nơi Côn Sơn được miêu tả trong 5 câu thơ tiếp: ” Hòe lục …tịch dương” 0.25
Chỉ vài nét phác họa, bức tranh thiên nhiên đã hiện lên với hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hồng liên, trong sắc màu tươi thắm, rực rỡ nhất: xanh, đỏ, hồng. 0.25
– Sử dụng các động từ mạnh ” đùn đùn, phun” và các tính từ “đỏ, ngát” góp phần diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống. 0.25
=> Nguồn sống ấy như được thôi thúc từ bên trong, đang ứ căng, đang tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, ko kìm lại được, khiến chúng phải “giương” lên, “phun” ra hết lớp này đếnlớpkhác.0.25
– Bức tranh ngày hè càng đặc sắc hơn khi có dấu hiệu âm thanh của sự sống con người: ” Lao xao …tịch dương”0.25
– Lao xao chợ cá: Âm thanh đặc trưng của làng chài, là dấu hiệu của sự sống của con người. Âm thanh ấy từ xa vọng lại, chắc nhà thơ phải tinh tế lắm mới có thể lắng nghe. 0.25
=> Qua đó, thể hiện tấm lòng luôn hướng đến con người và cuộc sống của Nguyễn Trãi.0.25
– Âm thanh ấy hòa vào tiếng ve kêu “dắng dỏi” lúc chiều tà như tiếng đàn rộn rã, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. 0.25
– Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả vào thời điểm cuối ngày nhưng ko gợi cảm giác buồn, ảm đạm. Bởi ngày sắp tắt nhưng sự sống ko ngừng lại. Thiên nhiên vẫn vận động với một nguồn sống dồi dào, mãnh liệt. 0.25
=> Cuộc sống còn rộn rã những âm thanh tươi vui như nói lên nhịp sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.0.25
* Hai câu thơ cuối thể hiện ước nguyện cao đẹp của nhà thơ: dù cáo quan về ở ẩn nhưng trong lòng nhà thơ vẫn nặng lòng lo cho nước, cho dân nên ước mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc nhạc cho nhân dân thiên hạ thái bình no đủ ” Dân giàu đủ khắp đòi phương”.0.25
– Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. 0.25
=> Dẫu hòa hợp hết mình với thiên nhiên nhưng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm yêu nước, thương dân.0.25
– Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: 0.5
+ Bài thơ có cách diễn đạt ngắn gọn xúc tích chất chứa nhiều tầng ý sâu xa
+ Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, sử dụng lớp từ thuần Việt nhuần nhuyễn , nhiều hình ảnh lấy từ cuộc sống đời thường.
5.0


* Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); văn viết giàu cảm xúc;
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;
0.5
* Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5

SỞ GD&ĐT LAI CHÂU
TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 02
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 10
Ngày kiểm tra: / 12/ 2016
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)


Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Nếu đất mẹ xót xa không thấy biển?

Biển yêu thương che chở suốt ngàn đời

Hồn dân Việt lắng trong hồn sóng biển

Tiếng dân ca còn mặn muối trùng khơi.”

(Nếu đất Việt đau thương không thấy biển? – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ đó.
Phần II: Làm văn (7điểm)
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

——————Hết———————–
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 02
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10


Câu Nội dungĐiểm
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm0,5
Câu 2 Nội dung chính của đoạn thơ trên là tình cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả cho vận mệnh của biển, đảo quê hương1.0
Câu 3– Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: biện pháp nhân hóa (đất mẹ xót xa, biển yêu thương che chở, hồn sóng biển); điệp từ “biển”.
– Hiệu quả biểu đạt: Bộc lộ, nhấn mạnh tình cảm xót xa, nỗi âu lo của tác giả trước vận mệnh của biển, đảo quê hương.
0,5



1,0
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,5 điểm): phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
– Điểm 0,5: Xác định vấn đề nghị luận.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang nội dung khác.



0.5
c. Học sinh chọn đúng kiểu nghị luận, diễn đạt tốt, mạch lạc, kết cấu logic, hợp lí; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu khái quát nội dung văn bản. 0.5
* Hai câu thơ đầu phản ánh cuộc sống nhàn nhã, ung dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Một mai…” 0.25
– Quan Trạng về sống giữa thôn quê giống như một “lão nông tri điền”, hằng ngày làm bạn với những công cụ lao động như mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá…0.25
– Cách dùng số từ kết hợp với danh từ cho thấy tất cả đã trở nên gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của ông. 0.25
=> Câu thơ đưa ta trở về với cuộc sống chất phác đơn sơ “tự cung tự cấp” , cho ta thấy một sự ngông ngạo, trước thói đời hám danh, hám lợi của NBK . 0.25
– Hai chữ ” thơ thẩn ” miêu tả phong thái ung dung và tâm trạng thảnh thơi của con người.Tâm trạng ấy chi phối cả âm điệu bài thơ: nhẹ nhàng, chậm rãi một cách lạ kì. 0.25
– Cụm từ “dầu ai vui thú nào” còn nói lên lập trường chắc chắn của nhà thơ trước lối sống đã lựa chọn. Chữ “ai” vốn là một đại từ phiếm chỉ, được tác giả sử dụng trong câu thơ này với một nghĩa rất rộng.0.25
* Từ quan niệm sống nhàn, NBK đưa ra một triết lí : ” Ta dại ………..Người khôn…” 0.25
– “Nơi vắng vẻ” là nơi quê nhà thôn dã đối lập với “chốn lao xao” tức chốn quan trường đua chen, xô bồ giẫm đạp lên nhau để cầu danh lợi. Tác giả tự nhận “ta dại” đối lập với “người khôn”. 0.25
=> Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người có trí tuệ sáng suốt. Sáng suốt trong sự chọn lựa: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, mặc cho: Người khôn, người đến chốn lao xao. 0.25
* Câu 5,6 nhà thơ viết ” Thu ăn …. Xuân tắm…”
– Hai câu thơ tả cảnh sinh hoạt giản dị mà không kém phần thú vị nơi thôn dã với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. 0.25
+ NBK ăn những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá… đều là thức ăn có sẵn, do mình tự làm ra, không phải nhọc công tìm kiếm. 0.25
+ Ăn đã vậy, còn ở, còn sinh hoạt? Quan Trạng giờ đây cũng tắm hồ sen, tắm ao như bao người dân quê khác.0.25
* Cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện rõ ở hai câu cuối: ” Rượu …. Nhìn xem…” 0.25
– NBK dùng điển tích về Thuần Vu Phần để thể hiện thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì. Nhà thơ tìm đến say, nhưng càng say càng tỉnh, càng sáng suốt. 0.25
=> Câu thơ cho thấy quan niệm sống tích cực của NBK: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người.0.5
* Bài thơ thành công bởi các biện pháp NT: 0.5
– sử dụng ngôn ngữ giản dị, hàm súc.
– Cách nói đối lập, ngược nghĩa thâm trầm, giàu chất triết lí.
5.0




* Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); văn viết giàu cảm xúc;
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;
0.5
* Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5

SỞ GD&ĐT LAI CHÂU
TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 03
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 10
Ngày kiểm tra: / 12/ 2016
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Nêu khái quát nội dung của bài ca dao.
Phần II: Làm văn (7điểm)
Phân tích bài thơ ” Tỏ lòng ” của Phạm Ngũ Lão (SGK Ngữ văn 10 – tâp 1).
Phiên âm: ” Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Dịch thơ: ” Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
—————- Hết——————–

TRƯỜNG PTDTNT TAM ĐƯỜNG

Đề số 03
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10


Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5
Câu 2
– BPTT chính: Ẩn dụ
– Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật những trải nghiệm cay đắng, mặn mà của tình người nhất là tình cảm vợ chồng.
Câu 3
Bài ca dao ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa. 1,0
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
– Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
– Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
– Điểm 0,5: Xác định vấn đề nghị luận.
– Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, chỉ nêu chung chung.
– Điểm 0: Xác định sai vấn đề nghị luận, trình bày lạc sang nội dung khác. 0.5
c. Học sinh chọn đúng kiểu nghị luận, diễn đạt tốt, mạch lạc, kết cấu logic, hợp lí; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu khái quát nội dung văn bản. 0.5
* Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả hình tượng tráng sĩ và quân đội thời trần
– Câu thơ thứ nhất tái hiện trước mắt người đọc hình tượng người tráng sĩ thời Trần tay cầm ngang ngọn giáo ” hoành sóc” trấn giữ non sông đất nước. 0.25
– Cây trường giáo ấy như được đo bằng chiều ngang của non sông ” giang sơn” và chiều dài của thời gian ” kháp kỉ thu”. Con người xuất hiện với vẻ đẹp lớn lao kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. 0.25
– Câu thơ thứ 2 diễn tả sức mạnh của quân đội nhà Trần, quân đội Đại Việt: ” Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” . ” Tam quân” là hình ảnh tượng trưng ước lệ để chỉ quân đội nhà Trần, quân đội Đại việt. 0.25
– Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh phóng đại đã sáng tạo: so sánh sức mạnh ba quân như hổ báo, phóng đại khí thế quân đội có thể nuốt trôi trâu. 0.25
– ” Khí thôn ngưu” có 2 cách hiểu: Cách 1: Khí thế nuốt trôi trâu: hình ảnh con người mạnh mẽ, gân guốc, mạch thơ nhất quán, diễn tả được đúng lời thơ của tác giả. Cách 2: Khí thế át sao Ngưu : Có hình tượng nhưng hình tượng lại cách xa nhau, thể hiện 1 tư thế lạ và xa. 0.25
=> Dù hiểu theo cách nào, câu thơ cũng thể hiện: Sức mạnh đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến, quyết thắng. 0.25
=> Hình ảnh tráng sĩ lồng vào hình ảnh 3 quân thể hiện sức mạnh dân tộc – đó là biểu hiện của hào khí Đông A trong bài thơ. 0.25
* Hai câu thơ cuối: nói lên khát vọng – nỗi lòng của tác giả
” Nam nhi … Vũ hầu”
– Ơ câu thơ thứ 3, tác giả nhắc đến chí làm trai và món nợ công danh mà người nam nhi trong XHPK xưa phải trả. 0.25
– Theo quan niệm của nho giáo: trong XHPK người làm trai phải lập công danh sự nghiệp lớn, phải hoàn thành nghĩa vụ cứu nước cứu đời. 0.25
-> Đó là lí tưởng sống, là một quan điểm sống tích cực, giúp con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ. 0.25
– Đặt trong bối cảnh đất nước đang bị giặc Mông – Nguyên xâm lược, thì quan niệm trên càng có nội dung tích cực, có tác dụng to lớn.0.25
* Câu thơ cuối tác giả sử dụng điển tích ” Vũ Hầu” tức Gia Cát Lượng – Khổng Minh , vị quân sư nổi tiếng của Lưu bị nhà Thục Hán thời Tam quốc. 0.25
– Phạm Ngũ Lão thấy thẹn với Vũ Hầu vì: chưa có được tài cao trí lớn, công danh hiển hách như Vũ Hầu, chưa cống hiến được nhiều cho đất nước. 0.25
=> PNL thẹn với mình, với đời vì nghĩ mình chưa đánh đuổi giặc ngoại xâm khỏi bờ cõi Đại Việt. 0.25
=> “ Thẹn” là cách nói khiêm tốn, thẹn mà không hạ thấp mình, làm tăng thêm vẻ đẹp nhân cách tâm hồn của con người sống có ý thức, có nhân cách với hoài bão có được tài cao trí lớn đóng góp cho đất nước.0.25
=> ” Tỏ lòng” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao khắc họa thành công hình tượng người tráng sĩ thời Trần hiên ngang, lẫm liệt, có lí tưởng nhân cách cao đẹp. 0.25
=> Từ hình tượng đó, thế hệ trẻ ngày nay cần phải sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão tốt đẹp và phải có ý chí quyết tâm thực hiện lí tưởng của bản thân mình. 0.5
5.0
* Sáng tạo (0,5 điểm)
– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); văn viết giàu cảm xúc;
– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo;
– Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; 0.5
* Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
– Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5
Xem thêm :

  1. Bộ đề thi học kì Ngữ văn 10
  2. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm : Nhàn
  3. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về bài thơ Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi : Cảnh ngày hè
  4. Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về bài thơ Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão: Tỏ lòng

Bài viết gợi ý: