Đề thi kết thúc học kì 1 Ngữ văn 10. Đọc hiểu truyện Tấm Cám,Cảm nhận của Anh /Chị về “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I, TRƯỜNG THPT HÒN ĐẤT

MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài 90 phút. Không kể thời gian phát đề
Ngày thi 19 tháng 12 năm 2016

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“…Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon canh ngọt sẵn sàng thì lấy làm lạ…”

(Trích Tấm Cám, Ngữ văn 10, tập 1, trang 71 – NXB GDVN)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Nêu nội dung chủ yếu của đoạn trích.
Câu 3. Kể tên năm truyện cổ tích Việt Nam khác mà anh/chị biết .
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 5. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò của đức tính cần cù, siêng năng trong học tập.
PHẦN 2: TỰ LUẬN (6 điểm)
Cảm nhận của Anh /Chị về “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ sau:

“ Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.”

(Nhàn, Ngữ văn 10, tập 1, trang 128 – NXB GDVN)

(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)

Hướng dẫn chấm
I. Đề Đọc hiểu

1 Tự sự là chính. 0,5

2 Tấm ẩn mình trong quả thị và giúp đỡ bà lão công việc nhà khi bà đi vắng 0.5
3 Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Cây khế, Sự tích con Muỗi, Sự tích quả Dưa Hấu… 0,5

4 – So sánh: cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay
– Liệt kê: lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh
– Tác dụng: sự Chăm chỉ, siêng năng của Tấm
1,0
5 – Về kĩ năng: HS phải viết đoạn văn có đầy đủ 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Tránh mắc những lỗi về chính tả, lỗi diễn đạt.
Về kiến thức
Đoạn văn đảm bảo các ý:
– Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp mà học sinh phải rèn luyện hằng ngày.
– Siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.
– Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích
– Thức khuya dậy sớm. chăm chỉ học hỏi, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.
– Phê phán những kẻ lười nhác, ỷ lại 1,5
II .Làm văn
1 Cảm nhận của Anh /chị về “Triết lí sống Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm 6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận bàn về triết lý sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể có những cách cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể trình bày theo định hướng sau:
– Mở bài
+ Giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm,
+ khái quát ngắn gọn nội dung bài thơ cần cảm nhận.
Thân bài
a. Nội dung
– Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
– Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần.
– Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
– Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tự chiêm bao.
Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã
b. Nghệ thuật
– Sử dụng phép đối, điển cố.
– Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí
Kết bài
Đánh giá và liên hệ
4,0
d. Bài viết có sự sáng tạo: viết có cảm xúc, diễn đạt hay qua cách dùng từ, viết câu, viết đoạn). 0,5
e. Không mắc lỗi viết chữ, dùng từ, viết câu 0,5
SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG ĐỀ THI HẾT HỌC KÌ I
TRƯỜNG THPT HÒN ĐẤT MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài 90 phút. Không kể thời gian phát đề
Ngày thi 19 tháng 12 năm 2016
Thiết lập ma trận

Mức độ, chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTổng số
1. Đọc hiểu
-Phương thức biểu đạt của văn bản
– Tên các truyện cổ tích VN
Nội dung của đoạn vănBiện pháp nghệ thuật được sử dụngNêu quan điểm của bản thân về đức tính cần cù siêng năng trong học tập
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
1

10%
1
0,5
5%
1
1

10%
1
1,5

15%
5

40%
2/ Làm văn: NLXH1, Vận dụng hiểu biết về tác phẩm văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận về triết lí sống nhàn qua bài thơ
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ
1
6
1
6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3
1,5
15%
3
8,5
85%
6
10
100%

Xem thêm : Tuyển tập đề thi ngữ văn khối 10
Bộ đề thi và những bài văn hay về bài thơ Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm : Nhàn

Bài viết gợi ý: