Đề kiểm tra học kì môn văn lớp 11.Đề đọc hiểu Hạt gạo làng ta. Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám?

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT GIA LỘC IINăm học : 2016 – 2017
Môn : Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút
  1. Kiến thức

– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để tự đọc hiểu văn bản.
– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận văn học.

  1. Kĩ năng

– Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học

  1. Thái độ

– Có thái độ nghiêm túc trong học tập, kiểm tra để có thể tự đánh giá năng lực của bản thân.

  1. Năng lực

– Năng lực nhận thức.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài kiểm tra.

HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ

Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Vận dụng thấpVận dụng cao
1. Đọc hiểuNhận diện được dạng đề đọc hiểuNội dung cơ bản của đoạn thơChỉ ra các BPNT được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật.Bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm đối với vấn đề được đề cập trong đoạn thơ
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(5% x 10 điểm = 0,5 điểm)5% x 10 điểm = 0,5 điểm)(20 % x 10 điểm = 2 điểm)30% x 10 = 3,0 điểm
2. Làm văn
Nghị luận văn học
Nhận diện được kiểu bài, vấn đề cần nghị luận.
Hiểu được nội dung vấn đề cần nghị luận.
– Phân tích những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
– Liên hệ với thực tiễn để rút ra bài học cho bản thân
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
10 % x 10 điểm = 1,0 điểm)20 % x 20 điểm = 2,0 điểm)(40% x10 điểm = 4,0 điểm)(70% x10 điểm = 7,0 điểm)
T. cộng1,5 điểm2,5 điểm6,0điểm10 điểm

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT GIA LỘC IINăm học : 2016 – 2017
——-***——- Môn : Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút

ĐỀ BÀI
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ)
Câu 2.
Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5đ)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.(0,5đ)
Câu 4. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,75đ)
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (0,75đ)
PHẦN LÀM VĂN
Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám?

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNGHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT GIA LỘC IINăm học : 2016- 2017
——-***——-Môn : Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút

PhầnCâuNội dungĐiểm



Phần I.
Đọc hiểu
Câu 1Thể thơ tự do0,5
Câu 2Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy0,5
Câu 3– Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu. (0,25)
– Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. (0,25)
0,5
Câu 4Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.0,75
Câu 5Bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy.0,75



Phần II. Làm văn



























































Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám?
ÝNội dungĐiểm

1
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kêt luận được vấn đề

2
Xác đinh đúng vấn đề nghị luận
0,5
– Hình ảnh nhân vật Tấm trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc.
– Bài học được gửi gắm qua



3




















































Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Gới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm0,25
* Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của tấm
– Cuộc đấu tranh của Tấm để giành và giữ hạnh phúc
+ Tấm về giỗ cha bị hại chết à cái thiện hiền lành, ngây thơ,cả tin bị hại chết bất ngờ,bị cướp đoạt hạnh phúc.
+ Mẹ con Cám hại chết Tấm đưa Cám vào cung thay chị à Cái ác sẵn sàng và đầy dã tâm, dối trên lừa dưới để tiêu diệt cái thiện, đoạt hạnh phúc của cái thiện.
+ Tấm hóa thành con chim vàng anh nhưng chim vàng anh bị Cám giết; Tấm lại hóa thành cây xoan đào thì Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi; Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi thì Cám đã đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa; từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả, Tấm tái sinh trở về làm vợ vua
à Cái thiện kiên trì, bền bỉ đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của mình
à Cái ác không từ 1 thủ đoạn nào liên tục hại chết cái thiện để cướp đoạt hạnh phúc
– Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm
+ Biểu hiện quan niệm về lẽ công bằng xã hội và hạnh phúc: người lương thiện phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. Người lao động tìm và giữ hạnh phúc ở ngay cõi này trần thế chứ không phải cõi niết bàn xa xôi nào đó.
+ Tác giả dân gian sử dụng mô típ hóa thân để cho thấy cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Chim vàng anh,khung cửi, xoanđào,quả thị không thay T trong cuộcđáu tranh mà chỉ là nơi T tậm thời ẩn mình để trở về đấu tranh quyết liệt hơn à Hạnh phúc không đến ngay, không tự dưng mà có. Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy
+ Niềm tin về sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện: con người sẽ không chịu khuất phục, đầu hàng trước cái ác, cái xấu mà sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí
– Hành động Tấm trả thù mẹ con Cám
+ Tấm là nhân vật chức năng mà qua đó nhân dân ta gửi gắm bài học về công lý. T có bước phát triển mạnh mẽ về tính cách: từ thụ động trở nên mạnh mẽ,chủ động đoạt lấy hạnh phúc của mình. T không tranh giành mà chỉ giữ lấy những gì thuộc về mình.
à Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe, đọc là : thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành động của Tấm là độc ác thậm chí là cần thiết đối với Cám tức là kẻ ác cần bị trừng trị đích đáng.
+ Quan niệm về cái thiện: hiền trong quan niệm của dân gian là “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu.


1,0




















1,0


















1,5
* Bài học tác giả dân gian gửi gắm qua truyện Tấm Cám
– Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác .
à Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn : chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng sẽ phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh “ở hiền gặp lành”.
– Quan niệm của nhân dân về hạnh phúc: Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó xa xôi, trừu tượng mà có ngay ở cõi đời này. Người bình dân xưa không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở nơi trần thế.
– Ước mơ của nhân dân: Xã hội công bằng, công lý được thực hiện. Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị thích đáng.

2,0

4
Sáng tạo
0,25
Cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

5
Chính tả, dùng từ, đặt câu0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Xem thêm :

  • Đề thi học kì môn văn lớp 10
  • Tuyển tập những đề thi về bài Tấm Cám : Tấm Cám
  • Bài viết gợi ý: