Bộ đề kiểm tra học kì văn 10. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè, Nghị luận xã hội 200 chữ về sức sống kì diệu , nghị lực của hoa sen
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ,NĂM HỌC 2016- 2017 , MÔN NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao, chép đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi mặt nước để hướng đến mặt trời đón ánh nắng ban mai, loài hoa vẫn tỏa hương tinh khiết mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên, hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người dân Việt, là biểu trưng tiêu biểu nhất cho văn hóa và cốt cách nhân văn của người Việt Nam, loài hoa duy nhất hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học, nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Hoa sen Việt Nam dù có trải qua bao cuộc đổi thay vẫn luôn giữ được vẻ đẹp thanh khiết, mùi hương dịu dàng vươn mình tỏa sáng. Sen là hiện thân của sự sống, sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy, hoa sen hé nở và mở rộng những cánh hoa để thoảng lên một làn hương tinh khiết, như lời ca ngợi về sự thanh xuân, biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những chất nhơ, bằng thân rễ của chính mình giữa mênh mông nước nổi, ngai ngái mùi bùn, ấy thế mà sen vẫn rạng ngời vươn cao.
Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, đó là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp. Hình ảnh của sen qua ba giai đoạn sinh trưởng rồi cho hoa và chính nét giản dị, tao nhã, thuần khiết, kiên nhẫn đó mà hoa sen là hiện thân cho tính cách, lối sống và tâm hồn người Việt Nam. Sau quá trình bầu chọn, lấy ý kiến rộng rãi trên toàn quốc, hoa sen hồng luôn là “ứng viên” số một vào danh hiệu Quốc hoa của Việt Nam, ngày 02/9/2011, loài hoa với sự thuần khiết, thanh cao, sen hồng đã trở thành “Quốc hoa Việt Nam” trong muôn vàn các loài hoa với bao sắc hương lộng lẫy. Hoa sen xứng đáng là quốc hoa, là biểu tượng của các loài hoa ở Việt Nam.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? ( 0.5 điểm ).
Câu 2 : Thao tác lập luận chính mà đoạn trích sử dụng là thao tác gì ?
( 0.5 điểm ).
Câu 3 : Nêu ít nhất hai câu trong đoạn trích thể hiện giá trị, ý nghĩa của hoa sen? ( 1.0 điểm ).
Câu 4 : Xác định nội dung của đoạn trích trên ? ( 1.0 điểm ).
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “ Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, đó là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè ?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Phần I | Câu | Nội dung | Điểm | |
1. Yêu cầu về kĩ năng – Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản. – Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. .. | ||||
2. Yêu cầu về kiến thức | ||||
1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : Nghị luận | 0,5 | ||
2 | Thao tác lập luận chính : Bình luận | 0,5 | ||
3 | Hs Có thể nêu các câu khác nhưng đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi: – Sen là hiện thân của sự sống, sinh ra và lớn lên trong chốn sình lầy, hoa sen hé nở và mở rộng những cánh hoa để thoảng lên một làn hương tinh khiết, như lời ca ngợi về sự thanh xuân, biết hòa nhập, thích nghi môi trường, thanh lọc những chất nhơ, bằng thân rễ của chính mình giữa mênh mông nước nổi, ngai ngái mùi bùn, ấy thế mà sen vẫn rạng ngời vươn cao. – Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, đó là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp. | 1.0 | ||
4 | Nội dung của đoạn trích: Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen và chỉ ra giá trị, ý nghĩa của hoa sen trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam | 1.0 | ||
Phần II | 1 | 2.0 | ||
| * Yêu cầu về kĩ năng : – Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí ( khoảng 200 từ ). – Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. – Không mắc các lỗi diễn đạt,dùng từ,ngữ pháp, chính tả… | |||
* Yêu cầu về kiến thức : – Đây là dạng đề đòi hỏi năng lực hiểu, cảm nhận đoạn văn của học sinh để tìm ra vấn đề nghị luận. – Từ hình ảnh câu văn, học sinh tìm ra vấn đề nghị luận là : Bàn về triết lí sâu sắc trong đời sống nhân sinh – nỗ lực vươn tới để xây dựng một cuộc đời cao đẹp. -Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau | ||||
1- Giải thích: – Sen nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân : những khó khăn, chông gai, cạm bẫy trong cuộc đời. – vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa, đó là một quá trình kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp: sự kiên trì, ý chí, nghị lực để vươn lên xây dựng một cuộc đời cao đẹp. => Cuộc sống luôn có những khó khăn, chông gai, cạm bẫy, thách thức vì vậy cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, sự kiên trì để vươn lên xây dựng một cuộc đời cao đẹp. | 0,5 | |||
2- Phân tích, chứng minh: – Những thử thách, những khó khăn, cạm bẫy của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người. + Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố, thử thách ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn phải có ý chí vươn lên. – Nghị lực và sức sống của con người mang đến những điều kì diệu cho cuộc sống + Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. + + +Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập: *Dẫn chứng: Hs lấy dẫn chứng trong văn học và trong đời sống. | 0.5 | |||
2.Bàn luận, mở rộng vấn đề : – Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp. Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt. Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên. – Phê phán những kẻ sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân. Sự lãng phí ấy là vô cùng đáng trách. – Không gặp được những thuận lợi trong cuộc sống, có người đã sống chán nản, buông xuôi và dẫn tới thất bại. Trường hợp này có thể cảm thông song không nên đồng tình vì tuy hoàn cảnh có vai trò quan trọng song những nỗ lực cố gắng của con người càng quan trọng hơn. | 0.5 | |||
4. Bài học nhận thức và hành động : *Nhận thức: – Con người luôn gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ bất hạnh nếu như chúng ta không cố gắng, không có ý chí và nghị lực vươn lên. – Cũng như hoa sen kia nẩy mầm trong bùn tối, thanh lọc mọi sự nhơ bẩn để nuôi thân, vượt qua tầng nước sâu, vươn lên trên mặt nước, xòe lá, trổ hoa để đem sắc hương đến cho cuộc đời. * Hành động: – Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình yêu và niềm tin của những người thân và cả cộng đồng. | 0,5 | |||
Phần II | 2 | 5,0 Điểm | ||
1. Yêu cầu về kĩ năng – Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong bài thơ. – Vận dụng tốt các thao tác lập luận. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… – Khuyến khích những bài viết sáng tạo. | ||||
2. Yêu cầu về kiến thức – Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ cảnh ngày hè HS làm rõ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. Sau đây là một số gợi ý: | ||||
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần bàn luận. Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Tỏ lòng, khẳng định bài thơ đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi đó là tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu nước thương dân. | 0.5 | |||
2. Phân tích bài thơ để thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi | 4.0 | |||
a)Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống: – Bức tranh thiên nhiên ngày hè được tả sinh động, giàu sức sống; + Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp. + Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ. + Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm. +Động từ mạnh “đùn đùn”. “phun”, “tiễn” → Thiên nhiên căng tràn nhựa sống và sinh động. +Cách phối màu tài tình có tính chất hội họa; gam màu nóng xen với gam màu lạnh +Hình ảnh độc đáo cách ngắt nhịp sáng tạo +Cảnh mùa hè hiện lên qua những nét chấm phá tài hoa của Nguyễn Trãi. Đó là bức tranh hài hòa về màu sắc, đường nét và mùi vị +Mùa hè không gây cảm xúc nóng bức khó chịu | 1.5 | |||
– Bức tranh cuộc sống + Với động từ: “rợp, phun, tiễn” ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở. + Cùng với từ láy: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” đã tô thêm bức tranh ngày hè sôi động náo nhiệt + Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: “lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve” cho ta thấy cuộc sống yên bình, hạnh phúc, ấm no. + Nhà thơ đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màu xanh lục, thạch lựu màu đỏ hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài + Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói và tiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên. → Qua những hình ảnh trên, ta thấy Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống. | 1.0 | |||
d) Tấm lòng yêu nước, yêu dân -Tác giả mong ước có cây đàn của vua Ngu Thuấn để thay đổi cuộc sống của nhân dân lao động ->Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân. -Tấm lòng bao dung, rộng lượng:+ Lẽ ra phải có cây đàn ấy từ lâu rồi + “Dân giàu đủ khắp mọi phương” : cuộc sống ấm no hạnh phúc ở khắp mọi nơi, đối với tất cả mọi người.-> tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết đến trọn đời -Điểm kết tụ ở hồn thơ Ức Trai chính ở lòng yêu nước thương dân, mong ước cho nhân dân ấm no, hạnh phúc – Âm điệu câu lục 2-2-2-2, cách ngắt nhịp chậm, xen câu thất ngôn ¾ tạo âm hưởng đều đặn, mạnh mẽ, khẳng định khát vọng mà Nguyễn Trãi vươn tới. | 1.5 | |||
3. Kết luận : | 0.5 | |||
Qua bức tranh mùa hè vui tươi tràn đầy sức sống tác giả đã gởi gắm lòng yêu mến quê hương đất nước, hòai bão giúp dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được bộc lộ khá sâu sắc và chân thực..Nghệ thuật của bài thơ cũng rất sáng tạo. ông đã việt hóa thơ Đường luật, hệ thống ngôn ngữ giản dị,tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước. | ||||
Xem thêm :