Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn đoạt giải, bài liên môn về môi trường

BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN

CHỦ ĐỀ :HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH

Tên tình huống: HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH

Thông tin về học sinh:
Nguyễn Duy Phương
Phạm Trung Hiếu
Mục tiêu giải quyết tình huống:
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tổng quan
Như chúng ta đã biết, Trái Đất ngày càng nóng lên do bị phủ một tấm “chăn dày” ô nhiễm xung quanh. Môi trường ô nhiễm nguyên nhân chính là do con người gây ra, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và cả các hoạt động sống hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại rất nghiêm trọng đến sự sống của con người. Tuy nhiên các giới trẻ như chúng ta vẫn còn mơ hồ, chưa thấy được hậu quả to lớn của nó vì vậy nhiều bạn chưa có ý thức bảo vệ môi trường kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Qua bài nay ta vận động các bạn “hãy bảo vệ môi trường sống của chính mình”
Các kiến thức liên quan đến tình huống đặc ra.
Bằng những kiến thức môn học như Sinh học, Hóa học, Địa lý, GDCD, Tin học, Ngữ văn và kiến thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn học sinh thấy được tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm, từ đó có biện pháp hạn chế và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.
Giải pháp giải quyết tình huống:
Giải pháp 1:Thấy được tác hại khi môi trường bị ô nhiễm
Đưa ra những hình ảnh và những sự kiện gây tác hại đến con người để các bạn nhận biết và nêu được những tác hại đó nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường
Giải pháp 2: Phân tích hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm
Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của các chất thải đối với sức khỏe của con người
Vận dụng kiến thức địa lí để thuyết trình về tác hại của các chất thải đối với những thảm họa về thiên nhiên như: hiện tượng bảo, lũ, động đất, hiện tượng gây hiệu ứng nhà kín…
Giải pháp 3:Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Yêu cầu các bạn đưa ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Giải pháp 3: Định hướng và mục tiêu trong tương lai
Nếu môi trường không bị ô nhiễm thì sẽ như thế nào từ đó đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Giải pháp 4: Giải pháp thực hiện từ học sinh
Yêu cầu các bạn đưa ra biện pháp thực hiện của bản thân để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và trong tương lai.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống (vận dụng kiến thức môn ngữ văn, GDCD, tin học)
a) Tổng quan (Giải pháp 1)
Chiếu một số hình ảnh
Các bạn có nhận ra những hình ảnh này không?
Như chúng ta đã biết, Trái Đất ngày càng nóng lên do bị phủ một tấm “chăn dày” ô nhiễm xung quanh, không những thế mà còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người. Môi trường ô nhiễm nguyên nhân chính là do con người gây ra, từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và cả các hoạt động sống hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại rất nghiêm trọng đến sự sống của con người. Tuy nhiên các giới trẻ như chúng ta vẫn còn mơ hồ, chưa thấy được hậu quả to lớn của nó vì vậy nhiều bạn chưa có ý thức bảo vệ môi trường kể cả những hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mình. Qua bài nay ta vận động các bạn “hãy bảo vệ môi trường sống của chính mình”
Kiến thức tích hợp để giải quyết vấn đề

  • Phân tích hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm
  • Vận dụng kiến thức hóa học, sinh học để thuyết trình về tác hại của các chất thải đối với sức khỏe của con người
  • – Sulfur Đioxít (SO2): là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,..
    – Nitrogen Điôxít (NO2): là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..
    – Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi hăng mạnh (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O3, có thể dễ dàng ngửi thấy như trong tivi, máy photocopy,..). Thông thường, O3 được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, khử trùng,.. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, O3 trở nên độc cho các sinh vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi, gây tức ngực, ho, khó thở,..
    – Cacbon mônôxít (CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cacbonxy-Hemoglobin, làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối loạn cảm giác,..
    – Chì (Pb): gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
    – Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn (thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa vào nước mặt và nước ngầm rồi vào cơ thể người và động vật.
    – Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất – côn trùng – ký sinh trùng –vật nuôi. Con đường từ người qua đất rồi trở lại với con người thông qua dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường ruột như tả, lị hoặc thương hàn, các bệnh nấm ở da, cũng là nơi chứa các siêu vi khuẩn gây bệnh đường ruột và các loại siêu vi khuẩn gây bệnh khác.
    Con đường lây truyền vi sinh vật gây bệnh
    * Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.
    + Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.
    + Mắt: Đục thủy tinh thể.
    + Tuyến giáp: Cường giáp, ung thư tuyến giáp.
    + Phổi: Ung thư phổi.
    + Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.
    + Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và mạch máu nhỏ, có thể gây co giật và chết ngay lập tức.
    + Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.
    * Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý.
    + Về sinh lý, gây thương tích tai, làm điếc, dễ bị rối loạn giấc ngủ, gây stress, căng thẳng thần kinh, nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích động,…
    + Ngoài ra có thể đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và huyết áp.

  • Vận dụng kiến thức địa lý giải thích tác hại của ô nhiễm môi trường đến môi trường sống
  • – Các khí thải: NOx từ các nhà máy sẽ N2O: Tạo lỗ thủng tầng ô zôn không ngăn được tia cực tím độc hại cho sức khoẻ con người

  • CO2: Gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu
  • Hiện tượng trái đất nóng lên do hàm lượng khí CO2 cao và nạn phá rừng sẽ mang đến các hậu quả: Khí hậu thay đổi đột ngột gây thiên tai, lũ lụt. Nhiệt độ tăng, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao, đất liền, đảo bị chìm ngập, đất nông nghiệp thu hẹp, thiếu lương thực

    Nhiệt độ tăng , băng tan ở hai cựcKhí hậu thay đổi đột ngột gây thiên tai, lũ lụt

    Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. (Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa) Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Con người cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng mất đi.
    – Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và vùng lãnh thổ.
    – Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.

  • Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Vận dụng những hiểu biết trên các thông tin đại chúng)
  • Các chất khí thải ra từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông và sinh hoạt hàng ngày

    Do ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao

  • Định hướng và mục tiêu trong tương lai
  • Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội chúng ta. Có thể nói rằng, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng đã diễn ra như “Thảm họa kép” động đất sóng thần ở Nhật Bản và gần đây là siêu bão Namadol gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Philippin và Đài Loan, đã gióng lên một hồi chuông về những tác hại khôn lường mà ô nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người. Do đó để cứu lấy cuộc sống thì việc bảo vệ môi trường là một vấn đề vô cùng cần thiết.
    Có thể nói rằng bảo vệ môi trường là những hoạt động mang tính chất công đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả nhất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nếu như, chúng ta có ý thức trồng một cây xanh mỗi tuần, nhặt rác thải mỗi tháng hay một hành động nhỏ hàng ngày là bỏ rát đúng nơi quy định ở gia đình, nhà trường cũng như ở những nơi công cộng và không sử dụng túi ni lông mỗi năm thì chắc chắn một điều rằng chính bản thân bạn đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
    Mỗi người chúng ta ngày hôm nay hãy làm những việc nhỏ để góp phần vào những mục tiêu chung mà con người đang hướng tới đó là giảm đi tác hại của vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính đó là ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường trong tình hình hiện nay là vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bởi lẽ, trong thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàngđã diễn ra mà nguyên nhân chính là do con người với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
    Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn cảnh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại.
    Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Chính điều này đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường nhằm hạn chế một phần nào đó những thiệt hại hại khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới 10 đến 12 cơn bão hoạt động và 6 đến 7 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân, do đó là một công dân Việt Nam, chúng ta càng phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để cứu lấy cuộc sống của chính bản thân và toàn xã hội.
    Trong thời gian gần đây rất nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường của lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Những “Ngày chủ nhật xanh”, những hành trình xuyên Việt bằng xe đạp đã góp phần đánh thức nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân Việt Nam, đó là những hành động nhỏ nhưng mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với mục tiêu chung của toàn xã hội.
    Trong thời gian gần đây, chúng ta thường được nghe nói đến phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Trong chương trình “Giờ Trái Đất” năm nay với khẩu hiệu “Tắt đèn 60 phút, hành động 365 ngày vì biến đổi khí hậu” đã góp phần giúp cho thế giới tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng, riêng đối với Việt Nam chúng ta đã tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chỉ có một giờ đồng hồ thôi nhưng ý nghĩa của nó mang lại là vô cùng to lớn, nó đã góp phần nâng cao ý thức của nhân dânThế Giới về trách nhiệm bảo vệ môi trường và giảm bớt hiện tượng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu. Nếu được, chúng ta có thể nhân rộng từ “Một giờ Trái Đất”, sang “ 24 giờ Vì Trái Đất”, nếu có sự nhất trí đồng lòng của toàn xã hội thì hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ ngày càng được giảm bớt, cuộc sống của con người sẽ trường tồn mãi mãi.
    Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
    Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

  • Giải pháp thực hiện từ học sinh
  • Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác…Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường. Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú… đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh, sinh viên.
    Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp quan trọng, giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh.
    Ứng dụng các kiến thức xây dựng bài trình chiếu power point đã được học, lên các trang website để tìm những hình ảnh và tư liệu liên quan đến bài thuyết trình
    Kết quả thực hiện.
    Bài thuyết trình được thầy cô và các bạn đánh giá cao về nội dung và hình thức thực hiện.
    Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
    a) Thực tiễn học tập
    Do hiện nay ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều bạn chưa cao, mặt dù được thầy Tổng phụ trách, thầy Hiệu trưởng và các thầy cô nhắc nhở nhiều lần những sân trường vẫn đầy rác mỗi khi lễ kết thúc hay lớp và hành lang vẫn có rác sau những giờ ra chơi. Vì vậy em hi vọng sau bài thuyết trình này sẽ thức tĩnh được nhiều bạn tham gia giữ vệ sinh trường, lớp để “trường em xanh, sạch – đẹp”mỗi ngày
    Thực tiễn đời sống xã hội
    Chúng ta ai cũng đều hiểu rằng hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường. Việc bảo vệ môi trường sống đã trở nên rất cấp thiết, vì vậy qua bài liên môn này tôi mong có thể góp chút sức vào việc cải tạo môi trường, giải quyết vấn đề đang gây nhiều nhức nhối. Những việc tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhưng đem lại nhiều lợi ích. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người và góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững
    Trên đây là những ý kiến của em đưa ra, em thầm mong mọi người hiểu và thực hiện . “HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP XUNG QUANH CHÚNG TA TỪ NHỮNG CỬ CHỈ, HÀNH ĐỘNG NHỎ NHẶT NHẤT ”. Đó là lời khẩn cầu của em, mọi người trên toàn thế giới và không thiếu một nhân vật quan trọng , đó là Trái Đất thân yêu của chúng ta. Lời cuối xin chúc mọi người một cuộc sống xanh tươi và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
    P/S : Bài dự thi còn có nhiều hình ảnh minh họa.
    Xem thêm :
    Bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh Trung học
    TÊN TÌNH HUỐNG:
    Tình huống: Một lần làm hướng dẫn viên du lịch

    Bài viết gợi ý: