ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 ,Môn: Ngữ văn 10 ( Chương trình chuẩn).
Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. Nghị luận xã hội :suy nghĩ của mình về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hiểu biết của con người
SỞ GD & ĐT SƠN LA
Trường THPT Sốp Cộp
(Thời gian: 90 phút – không kể thời gian phát đề)
Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới :
“ Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật nhỏ bé kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời làm cơn mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”.
- Văn bản trên thuộc thể loại gì của truyện dân gian? Sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
- Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch ra sao?
- Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên ?
Phần II. Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1: Từ câu chuyện trên anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hiểu biết của con người ( 2 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh ngày hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. ( 5 điểm)
“ Rồi hóng mát thưở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Đân giàu đủ khắp đòi phương.”
( Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
SỞ GD & ĐT SƠN LA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016
Trường THPT Sốp Cộp Môn: Ngữ văn 10 ( Chương trình chuẩn)
(Thời gian: 90 phút – không kể thời gian phát đề)
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
- Kiến thức:– Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến, kĩ năng đã học môn Ngữ Văn 10 qua một học kì.
- Kĩ năng:
– Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn học vào đọc hiểu một đoạn trích
– Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh.
– Vận dụng phương pháp nghị luận văn học vào một khía cạnh trong bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
– Bước đầu làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội. Cụ thể là ảnh hưởng của môi trường sống đến hiểu biết của con người.
- Thái độ :
– Giáo dục tính chuyên cần chịu khó cho học sinh, lòng yêu thích bộ môn .
– Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong hành văn.
- Năng lực:
– Cảm thụ thẩm mĩ trong văn học.
– Nhận xét, đánh giá một hiện tượng trong xã hội.
– Phân tích, lĩnh hội và tạo lập văn bản.
HÌNH THỨC KIỂM TRA: TỰ LUẬN .
ĐỀ KIỂM TRA
THIẾT LẬP MA TRẬN
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số | |
Thấp | Cao | ||||
I. Đọc – hiểu: Tác phẩm dân gian. | – Xác định được thể loại của đoạn trích. – Biết được phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. – Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng. | – Hiểu được nội dung của đoạn trích. | |||
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 2 2,0 20% | 1 1,0 10% | | 3 3,0 30% | |
– NLXH: Suy nghĩ về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hiểu biết của con người. | – Nhận biết về những môi trường sống khác nhau. – Thấy được ảnh hưởng của môi trường sống đến hiểu biết con người. | – Hiểu được tầm quan trọng, vai trò và tác dụng của môi trường sống đến tầm hiểu biết của con người. – Lấy những dẫn chứng trong học tập, cuộc sống. | – Vận dụng kiến thức thực tế và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội thể hiện suy nghĩ của bản thân về ảnh hưởng của môi trường sống. | – Có ý kiến đánh giá, liên hệ bản thân. | |
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 0,5 5% | 0,5 5% | 0,5 5% | 0,5 5% | 1 2,0 20% |
II. Làm văn: – NLVH: Bức tranh ngày hè trong bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. | – Nêu khái quát về tác giả, tác phẩm. – Đưa ra được những chi tiết tiêu biểu về bức tranh cảnh ngày hè. – Nhớ được những nét nghệ thuật đặc sắc. | – Hiểu và trình bày được vấn đề nghị luận ( bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè trong bài thơ) | – Vận dụng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm thơ trung đại, kĩ năng làm bài nghị luận văn học để làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh cảnh ngày hè. | – Viết được bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh – Đưa ra những đánh giá về bài thơ và tác giả Nguyễn Trãi qua bài thơ. | |
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 2,0 20% | 2,0 20% | 0,5 5% | 0,5 5% | 1 5,0 50/% |
Số câu Số điểm Tỷ lệ | 4,5 45% | 3,5 35% | 1,0 10% | 10 10% | 5 10 100 |
III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm) Học sinh cần nêu được những ý sau:
- Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn. Phương thức biểu đạt chính là tự sự. 1,0
2 – Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung còn mình là chúa tể. Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp 1,0
3- Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường sống và sự hiểu biết của con người.
– sử dụng biện pháp so sánh:. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Câu 1: ( 2 điểm) Phần II. Làm văn ( 7 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: HS đảm bảo các yêu cầu sau:
– Có kĩ năng sử dụng chữ viết, KN dùng từ, đặt câu, KN diễn đạt
– Bài viết phải rõ ràng, mạch lạc. Các ý phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một đoạn văn thuyết phục.
– Có kĩ năng làm một đoạn văn nghị luận xã hội
2.Yêu về nội dung: HS đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống về ảnh hưởng của môi trường đến sự hiểu biết của con người. 0,5đ
– Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. 0,5đ
– Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. 0,5đ
– Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. 0,5đ
Câu 2:
- Yêu cầu về kĩ năng: HS đảm bảo các yêu cầu sau:
– Có kĩ năng sử dụng chữ viết, KN dùng từ, đặt câu, KN diễn đạt
– Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Các ý phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một bài văn thuyết phục.
– Có kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học
- Yêu về nội dung: HS đảm bảo các ý cơ bản sau:
MB
– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh ngày hè”
– Nêu được ấn tượng về bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ 1,0
TB
* Bức tranh cảnh ngày hè
– Bức tranh thiên nhiên:
+ Hình ảnh: Hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; Thạch lựu phun trào sắc đỏ; Sen hồng đang độ thơm nức ngát mùi hương.
-> Sống động.
+ Màu sắc: Hòe lục, lựu đỏ, sen hồng
-> mọi màu sắc đều đậm đà, rực rỡ.
+ Sử dụng các động từ mạnh: “ đùn đùn”, “ phun”, “ tiễn”
-> Cảnh vật đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.
=> Bức tranh thiên nhiên mùa hè được cảm nhận bằng nhiều giác quan hiện lên thật rực rỡ, bình dị, sinh động, tràn đầy sức sống. Từ đó cho thấy tác giả có sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với thiên nhiên.
– Bức tranh cuộc sống con người:
+ Đảo ngữ, âm thanh: “ lao xao”, “ dắng dỏi”
-> Gợi cuộc sống thanh bình, yên vui, ấm no, hạnh phúc.
=> Tâm hồn yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống tha thiết
KB
– Cảm nhận sâu sắc của bản thân về bức tranh cảnh ngày hè trong bài thơ. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu đời, gắn bó thiết tha với cuộc sống, hết lòng vì dân vì nước. 1,0
Lưu ý : Trên đây là khung kiến thức cần đạt, khi chấm cần tôn trọng các cách trình bày khác nhau của học sinh để linh hoạt khi cho điểm. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
– Điểm 6-7: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên.* Biểu điểm:
– Điểm 4-5: Nêu được các ý cơ bản, vận dụng tương đối tốt kĩ năng làm văn nghị luận, song suy nghĩ, cảm xúc chưa thật sâu.
– Điểm 2-3: Tỏ ra hiểu yêu cầu của đề nhưng bài viết còn chung chung, chưa biết chọn lọc hình ảnh, chi tiết, các dẫn chứng. Diễn đạt còn sai nhiều lỗi.
– Điểm 1-2: Bài quá sơ sài, chưa đi vào trọng tâm của đề, diễn đạt lủng củng.
– Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc có sai phạm nghiêm trọng về nhận thức.
Xem thêm :
- Bộ đề thi học kì Ngữ văn 10
- Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi: Cảnh ngày hè