Đề kiểm tra bài viết số 3 Ngữ văn lớp 10. Đọc hiểu về bài ca dao, Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Trường THPT An Phước
Tổ: Ngữ văn.

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SÔ 3 LỚP 10

(Thời gian:90 phút)

ĐỀ
Câu 1: Dựa vào những bài ca dao than thân

“ Thân em như tấm lựa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

(Ngữ văn 10, tập 1, tr.83)

Hãy trả lời câu hỏi:

  1. Nhân vật trữ tình( người than thân) trong bài ca dao là ai? Em có suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?
  2. Sưu tầm những bài ca dao than thân có mô típ “Thân em như…”

Câu 2: Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Biểu điểm

  • Điểm 9-10: Bài viết đủ 3 phần, đầy đủ sinh động các ý trên, có cảm xúc, lời văn trong sáng, lôi cuốn
  • Điểm 7- 8: Đảm bảo nội dung chính, trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy lôi cuốn, có cảm xúc.
  • Điểm 5 – 6: Bài viết thiếu vài ý nhỏ, diễn đạt tương đối tốt, mắc vài lỗi nhỏ về chính tả.
  • Điểm 3 – 4 :
  • + Hiểu đúng đề bài, viết đầy đủ 3 phần nhưng chưa sâu sắc.
    + Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.

  • Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý, mắc nhiều lỗi chính tả.
  • Điểm 1: Bài viết lan man, diễn đạt lủng củng, không đúng trọng tâm yêu cầu của đề, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
  • Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
  • 2.Thang điểm
    1a Nhân vật trữ tình( người than thân) trong bài ca dao là của người phụ nữ 0.5
    Những thân phận nhỏ bé, yếu ớt, tội nghiệp. Họ luôn bị phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời của mình, đồng thời khẳng định giá trị con người 1.0
    b

    1. Thân em như giếng giữa đàng

    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân

    2. Thân em như miếng cau khô

    Người thanh ham mỏng, người thô ham dày

    (Học sinh có thể sưu tầm các bài ca dao khác với mô típ này)

    1.5
    2,.Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão 7.0
    Mở bài
    – Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Ngũ Lão
    – Giới thiệu bài thơ “ Tỏ lòng” 0.5

    Thân bài
    – Vẻ đẹp người tráng sĩ mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ
    + Tư thế: Mạnh mẽ, sẵn sàng, hiên ngang
    + Thời gian,không gian
    – Vẻ đẹp thời đại nhà Trần:
    + Ba quân: Tiền , trung, hậu quân
    + Sức mạnh: Như hổ báo
    -> Sức mạnh, khí thế -> Hào khí Đông A
    – Nỗi lòng của người tráng sĩ: Chí – Tâm:
    + Chí làm trai: Lập công danh để trả nợ
    + Cái tâm: thể hiện ở nỗi thẹn
    -> Nỗi thẹn có giá trị nhân cách, cao cả lớn lao-> Nhân cách Phạm Ngũ Lão
    – Nghệ thuật: Bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, Bút pháp hoành tráng có tính sử thi
    Kết bài
    Khái quát: Khắc họa vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại 0.5

    MA TRẬN

    Mức độ

    Chủ đề
    Nhận biết Thông hiểuVận dụngCộng
    Vận dụng thấp
    Vận dụng cao
    Văn học
    Văn bản văn học
    Nhân vật trữ tình là ngừời phụ nữ (0.5)– Nêu được suy nghĩ của bản thân về thân phận người phụ nữ (1.0)
    – Sưu tầm những bài ca dao than thân có mô típ “Thân em như..”(1.5)
    3đ (30%)
    Làm văn
    Văn nghị luận
    Tích hợp các liến thức, kĩ năng để làm bài văn nghị luận
    ( 70%)
    Tổng số câu
    Tổng điểm
    Tỷ lệ %
    3
    10 đ
    100%

    Xem thêm : Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Bài thơ Tỏ Lòng – Phạm Ngũ Lão : Tỏ lòng
    Tổng hợp đề thi về các tác phẩm Ngữ văn 10 : Đề thi khối 10

    Bài viết gợi ý: