Chuyên đề Ngữ văn 10 theo định hướng phát triển năng lực, chủ đề văn bản thuyết minh
Mục Lục
Chuẩn kiến thức, kỹ năng
– Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh.
– Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.
– Thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài làm văn thuyết minh nói riêng.
– Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
– Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh.
– Nắm được một số phương pháp thuyết minh cụ thể.
– Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học.
– Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo ba kiểu vừa học.
– Vận dụng các kỹ năng về văn thuyết minh và lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập.
– Rèn kĩ năng và có ý thức viết văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn.
– Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có liên kết câu và đúng kiểu bài văn thuyết minh.
– Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.
Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực trình bày miệng, trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của văn bản.
+ Năng lực tạo lập văn bản.
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||
– Nắm được các khái niệm của văn bản thuyết minh, phương pháp thuyết minh, các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. – Nhận biết được bố cục ba phần của bài văn thuyết minh. – Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. – Nhận biết một số phương pháp thuyết minh cụ thể. | – Hiểu và lựa chọn hình thức kết cấu cho văn bản thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh. – Hiểu được cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. – Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. – Hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh và những yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh. – Hiểu được cách tóm tắt văn bản thuyết minh. | – Sưu tầm và phân tích một số văn bản thuyết minh để nhận ra tính hợp lí trong kết cấu của văn bản thuyết minh. – Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi quen thuộc. – Sưu tầm và tìm hiểu một số văn bản thuyết minh và chỉ ra tính chuẩn xác, hấp dẫn. – Lấy ví dụ có sử dụng các phương pháp thuyết minh đã học và nhận xét về sự lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh. – Chọn một văn bản thuyết minh và tóm tắt văn bản thuyết minh đó. | – Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. – Tự đưa ra vấn đề thuyết minh và luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. – Viết một đoạn văn thuyết minh về một thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử có tính chuẩn xác, hấp dẫn. – Viết một đoạn văn có vận dụng các phương pháp thuyết minh vừa học. – Vận dụng những kiến thức đã học về văn bản thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh. |
III. Câu hỏi/Bài tập minh họa:
Bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Thấp | Cao | ||
– Thế nào là tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh? – Nêu một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác? – Thế nào là tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh? – Nêu một số biện pháp tạo tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh? – Nêu mục đích của văn bản thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn. | – Hiểu được vai trò của tính chuẩn xác đối với văn bản thuyết minh. – Hiểu được những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh. – Hiểu được vai trò của tính hấp dẫn đối với văn bản thuyết minh. – Hiểu được những biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. – Hiểu được mục đích của tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. | – Cho một đoạn văn thuyết minh và chỉ ra tính chuẩn xác trong đoạn văn đó. – Cho một đoạn văn thuyết minh và chỉ ra tính hấp dẫn trong đoạn văn đó. – Cho một đoạn văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì. | – Viết một đoạn văn thuyết minh về một thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử có tính chuẩn xác, hấp dẫn. – Tạo lập văn bản thuyết minh. |
ĐỀ KIỂM TRA:
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Thấp | Cao | ||||
I. Đọc hiểu | Nhận biết được nội dung thuyết minh. Các phương pháp thuyết minh Tính chuẩn xác, hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. | ||||
Số câu Số điểm: Tỷ lệ | 3 30% | 3 30 30% | |||
II. Làm văn | Giới thiệu được thân thế sự nghiệp, những đóng góp, cống hiến của một tác giả văn học, một danh nhân, một nhà khoa học… Nêu được thời gian, địa điểm, không gian, những đặc điểm nổi bật của di tích thắng cảnh. | Hiểu được những đóng góp, giá trị, ý nghĩa của những cống hiến, đóng góp tác giả văn học, một danh nhân, một nhà khoa học…, của thắng cảnh, di tích lịch sử. | Vận dụng các kiểu kết cấu, bố cụ, các phương pháp thuyết minh để làm bài | Viết hoàn chỉnh một bài văn thuyết minh có bố cục chặt chẽ, chính xác, hấp dẫn. | |
Số câu Số điểm: Tỷ lệ | 2 20% | 2 20% | 2 20% | 1 10% | 1 10 100% |
ĐỀ VÀ HÌNH THỨC RA ĐỀ
Hình thức: Tự luận; Thời gian 90 phút
Đề:
Đọc hiểu ( 3đ):
Đọc đoạn văn thuyết minh sau và cho biết:
“ Từ trong Đảo Ngọc giữa hồ, nhũng cây đa, cây si, cây sanh, cây đề và những cây gạo mà đầu đình làng nào cũng sum sê. Những gốc gạo hiền lành, xù xì như tảng đá vì những nhát dao tước vỏ cây từ thủa trong phố còn những cột đèn dầu thắp ở ngã tư dường thập đạo, người ta lấy vỏ gạo về làm thuốc bóp chân sái, tay gãy – những bài thuốc ai cũng thuộc”
( Cây Hồ Gươm-Tô Hoài)
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Phương pháp thuyết minh của đoạn văn?
- Tính chuẩn xác, hấp dẫn của đoạn văn?
- Làm văn:
Anh (chị ) hãy viết bài văn dài khoảng 300 từ thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
V.Hướng dẫn chấm, đáp án
Đọc hiểu ( 3đ):
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | Các loài cây trồng giữa Đảo Ngọc Hồ Tây | 1 |
2 | Phương pháp liệt kê Phương pháp chú thích | 0.5 0.5 |
3 | Kể tên đúng các loài cây có trên Đảo Ngọc Hồ Tây So sánh làm nổi bật đặc điểm của cây gạo | 0.5 0.5 |
Làm văn( 7đ):
Ý | Nội dung | Điểm |
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn thuyết minh (thuyết minh về tác giả văn học đã được học) có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu lóat; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; đảm bảo các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn văn thuyết minh; ngoài ra có sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và tự sự. | ||
Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm được kiến thức về tác giả văn học Nguyễn (đã học). Học sinh sẽ thuyết minh về tác giả này với những nội dung cụ thể (về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn; ảnh hưởng và vị trí của Nguyễn Trãi..). Học sinh có thể thuyết minh bằng nhiều cách khác. Dưới đây là những gợi ý: | ||
a | Giới thiệu khái quát về Nguyễn Trãi, những ấn tượng sâu đậm của bản thân về ông… | 0.5 |
b | – Giới thiệu một số thông tin cá nhân: họ tên, quê quán, năm sinh, năm mất, con người, gia đình, … – Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, thời đại có tác động qua lại đối với cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. – Những biến có thăng trầm (thuở nhỏ, trưởng thành với công danh, cảnh nứơc mất nhà tan, cùng Lê Lợi đánh giặc, xây dựng hòa bình, ở ẩn và án tru di tam tộc (Lệ Chi Viên) – Giới thiệu sự nghiệp sáng tác của tác giả: các giai đoạn và các tác phẩm tiêu biểu (giá trị nội dung tác phẩm (không bắt buộc). Nguyễn Trãi vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao, lịch sử, đại lí… + Là nhà văn chính luận kiệt xuất (biểu hiện: tác phẩm tiêu biểu, tư tưởng yêu nứơc, thương dân, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng đó,…) + Là nhà thơ trữ tình sâu sắc (biểu hiện qua: tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, yêu nứơc thương dân, tấm lòng vì dân, vì nứơc, tình cảm với quê hương, tình cha con, vua tôi, tình bạn bè; tác phẩm tiêu biểu…) – Những đóng góp của Nguyễn Trãi có giá trị tư tưởng và nghệ thuật qua các tác phẩm. | 1.0 0.5 1.0 1.0 0.5 1.0 1.0 |
c | Vị trí, tầm vóc và sự ảnh hưởng của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học dân tộc. | 0.5 |
Lưu ý: – Về cơ bản bài thuyết minh này chủ yếu học sinh làm rõ: Nguyễn Trãi là nhân vật toàn tài, là anh hùng dân tộc (nhà văn chính luận kiệt xuất,…), là danh nhân văn hóa (những đóng góp)…. – Chỉ cho điểm tối ra đối với những bài làm đạt cả kĩ năng và kiến thức. |
Xem thêm : Trọn bộ giáo án Ngữ văn soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
(Tài liệu sưu tầm )
Giáo án ngữ văn 10
Giáo án ngữ văn 11
Giáo án ngữ văn 12