CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU-VẬN TỐC


A: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Chuyển động đều và đứng yên :
  - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm    mốc.
  - Nếu một vật không thay đổi vị trí của nó so với vật khác thì gọi là đứng yên so với vật ấy.
  - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối. (Tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc)
2. Chuyển động thẳng đều :
  - Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ.
  - Vật chuyển động đều trên đường thẳng gọi là chuyển động thẳng đều.
3. Vận tốc của chuyển động :
  - Là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động đó
  - Trong chuyển động thẳng đều vận tốc luôn có giá trị không đổi ( v = conts )
  - Vận tốc cũng có tính tương đối. Bởi vì : Cùng một vật có thể chuyển động nhanh đối với vật này nhưng có thể chuyển động chậm đối với vật khác ( cần nói rõ vật làm mốc )
\[v=\frac{S}{t}\] Trong đó : v là vận tốc. Đơn vị : m/s hoặc km/h

                              S là quãng đường. Đơn vị : m hoặc km

                               t là thời gian. Đơn vị : s ( giây ), h ( giờ )
B: VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 1: Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 3m, trong giây đầu tiên nó đi được 1m, trong giây thứ 2 nó đi được 1m, trong giây thứ 3 nó cũng đi được 1m. có thể kết luận vật chuyển động đều không?

Hướng dẫn

Không thể kết luận vật chuyển động đều vì:

+ ta chưa biết đoạn đường vật đi có thẳng hay không

+ trong mỗi mét đi được vật có chuyển động đều hay không

Bài 2: Một ô tô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40 km/h. coi ô tô chuyển động đều. tính quãng đường ô tô đi được trong hai giai đoạn?

Hướng dẫn

Gọi \[{{S}_{1}},{{v}_{1}},{{t}_{1}}\]là quãng đường, vận tốc, thời gian mà ô tô đi trên quãng đường bằng phẳng.

       \[{{S}_{2}},{{v}_{2}},{{t}_{2}}\]là quãng đường, vận tốc, thời gian mà ô tô đi trên quãng đường dốc.
       S là quãng đường ô tô đi trong hai giai đoạn.

Quãng đường ô tô đi trong đoạn đường bằng phẳng là:

\[{{S}_{1}}={{v}_{1}}{{t}_{1}}=60.\frac{5}{60}=5km\]

Quãng đường ô tô đi lên dốc là;

\[{{S}_{2}}={{v}_{2}}{{t}_{2}}=40.\frac{3}{60}=2km\]

Quãng đường ô tô đi được trong hai giai đoạn là:

\[S={{S}_{1}}+{{S}_{2}}=5+2=7km\]

Bài 3: Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia laze. Sau 2,66 s máy thu nhận được tia laze phản hồi về mặt đất (tia laze bật trở lại sau khi đến mặt trăng). Biết rằng vận tốc tia laze là 300000 km/h. tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Hướng dẫn

Gọi S là tổng quãng đường tia laze đi và về.

       S’ là khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

Quãng đường tia laze đã đi đến mặt trăng và quay trở về trái đất là:

S = v.t = 300000.2,66 = 798000 km

Khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng là:

S’ = S/2 = 399000 km

Bài 4: Một người đi xe máy xuất phát từ A lúc 7 giờ 10 phút và đến B lúc 8h 40 phút.

Biết quãng đường AB = 45km. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s.

Hướng dẫn

 

Thời gian người đi xe máy từ A đến B là:

 t = 8h40’ – 7h10’ = 1h30’ = 1.5 h

Vận tốc của người đó trên quãng đường AB là:

v = S/t = 45/1.5 = 30 km/h = 8,333 m/s

Bài 5: Lúc 6h một người đi xe máy với vận tốc 20km/h, chạy từ nhà đến nơi làm việc cách nhau 30km. Hỏi lúc mấy giờ người đó tới nơi?

Hướng dẫn

Thời gian người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là:

t = S/t = 30/20 = 1.5 h = 1h30’

Người đó tới nơi làm việc lúc : 6h + 1h30’ = 7h30’

Bài 6: Lúc 9h một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5m/s. Lúc 10h một người đi xe máy cũng từ A về B với vận tốc 36km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Hướng dẫn

5 m/s = 18 km/h

Chọn gốc thời gian lúc người đi xe đạp xuất phát.

Gọi thời gian hai xe đi đến lúc gặp nhau là: t

Quãng đường người đi xe đạp đến lúc gặp nhau là:

S1 = v1t = 18t

Quãng đường người đi xe máy đến lúc gặp nhau là:

S2 = v2(t – 1) = 36 ( t – 1 )

Hai xe gặp nhau nên ta có S1 = S2

18t = 36 ( t – 1 )

t = 2h

vậy hai xe gặp nhau lúc 11h và địa điểm gặp nhau cách A: 36 km

C: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1. Một ôtô đang chạy trên đường. Chọn câu đúng.

  1. Ôtô đang chuyển động so với cột điện bên đường.
  2. Người lái ôtô đang chuyển động so với băng ghế.
  3. Ôtô đang chuyển động so với người lái ôtô.
  4. Ôtô đang chuyển động so với hành khách.

Câu 2. Chiếc phà đang chạy qua sông. Chọn câu sai?

  1. Hành khách đứng yên so với người lái phà.
  2. Chiếc phà đứng yên so với bến phà.
  3. Chiếc phà đứng yên so với người lái phà.
  4. Chiếc phà chuyển động so với chiếc phà khác chạy ngược chiều.

Câu 3. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã ngầm chọn vật nào làm mốc?

A. Ngôi sao khác.            B. Mặt Trăng.     C. Mặt Trời.       D. Trái Đất.

Câu 4. Chọn câu đúng? Vật đứng yên thì

A. thay đổi khoảng cách so với vật mốc.    B. không thay đổi khoảng cách so với vật mốc.

C. không thay đổi vị trí so với vật mốc.      D. thay đổi vị trí so với vật mốc.

Câu 5. Chọn câu sai? So với trục cánh quạt thì một điểm trên đầu cánh quạt là

A. đứng yên.                                            B. chuyển động.  

C. vừa đứng yên vừa chuyển động.                       D. Tất cả đều sai.

Câu 6. Quan sát một đoàn tàu chuyển động qua sân ga. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Đoàn tàu chuyển động so với người hành khách ngồi trong tàu.
  2. Đoàn tàu chuyển động so với đoàn tàu khác dừng trong sân ga.
  3. Đoàn tàu chuyển động so với người soát vé đang đi kiểm tra vé trong tàu.
  4. Đoàn tàu chuyển động so với nhà ga.

Câu 7. Hai ôtô đang chạy cùng chiều, trên cùng một con đường với cùng một tốc độ. Nếu lấy một trong hai ôtô làm mốc thì ôtô kia có thể xem là

  1. lúc chuyển động lúc thì đứng yên tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
  2. chuyển động.
  3. đứng yên.
  4. không xác định được trạng thái chuyển động hay đứng yên.

Câu 8. Một ôtô chạy với vận tốc 10m/s. Sau 1 giờ ôtô đã đi được quãng đường là

A. 36km             B. 10km             C. 3,6km            D. 10m

Câu 9. Đơn vị vận tốc là:

A. km.h              B. m.s                C. km/h              D.s/m

 

Câu 10. Vận tốc cho biết gì?

I. Tính nhanh hay chậm của chuyển động 
II.  Quãng đường đi được
III. Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian 
IV. Tác dụng của vật này lên vật khác

  1. I , II, III
  2. II, III, IV
  3. I, II, III, IV
  4. I, III

Câu 11. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:

  1. 3 m/s
  2. 4 m/s
  3. 1,5 m/s
  4. 2,5 m/s

Câu 12. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:

  1. 35 km
  2.  45 km
  3. 55 km
  4.  65 km

Câu 13. Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là

  1. tàu hỏa – ô tô – xe máy 
  2. ô tô – tàu hỏa – xe máy
  3. ô tô – xe máy – tàu hỏa
  4. xe máy – ô tô – tàu hỏa

Câu 14. Hùng đứng gần 1 vách núi và hét lên một tiếng, sau 2 giây kể từ khi hét Hùng nghe thấy tiếng vọng của hòn đá. Hỏi khoảng cách từ Hùng tới vách núi? Biết vận tốc của âm thanh trong không khí là 330m/s.

  1. 660 m
  2. 330 m
  3.  55m
  4. 100 m

Câu 15. Hòa và Vẽ cùng đạp xe từ cầu Phú Bài lên trường ĐHSP dài 18km. Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18km/h. Vẽ đi sớm hơn Hòa 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống cafê mất 30 phút. Hỏi Vẽ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.

  1. 16km/h 
  2. 18km/h
  3. 24km/h
  4. 20km/h

 

 

 

Đáp án

1.A

1.B

3.C

4.C

5.B

6.A

7.C

8.A

9.C

10.D

11.C

12.B

13.D

14.B

15.C

Bài viết gợi ý: