ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM MÔN SINH HỌC HỌC KÌ II LỚP 11

 

Câu 1:

a. Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin?

      - Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục.

- Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước → thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.

- Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn ở phía sau nơi điện động vừa sinh ra, màng đang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước gây nên.

- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.

- Xung thần kinh lan truyền liên tục là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác trên sợi thần kinh.

b. Trình bày sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin?

      - Bao miêlin có bản chất là photpholipit, có màu trắng, có tính chất cách điện

- Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie.

- Trên sợi thần kinh có bao miêlin xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

- Xung thần kinh lan truyền theo lối nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

Đặc điểm phân biệt

Không có bao mielin

Có bao mielin

Cách lan truyền

Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác

Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác

Cơ chế

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi trục thần kinh

Do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi trục thần kinh

Tốc độ

Chậm 3- 5 m/s

Nhanh 100 m/s

Sự tiêu tốn năng lượng

Nhiều

Ít

 

Câu 2:

  1. Cơ chế dẫn tryền xung thần kinh qua xinap:

Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ . Ca2+  từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.

Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+  tác dụng làm cho một số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.

Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực( khử cực ) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

  1. Đặc điểm của sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ

Trong một cung phản xạ, xung thần linh được truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

+ Bản chất của sự dẫn truyền xung thần kinh là sự dẫn truyền các chất trung gian hóa học.

Câu 4: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Đặc điểm phân biệt

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao của thân, rễ).

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân- cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

Câu 5: Đặc điểm các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của đông vật?

Tên hoocmon

Nơi sản xuất

Tác dụng sinh lí

Hoocmon sinh trưởng (GH)

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin

- Kích thích phát triển xương.

Tiroxin

Tuyến giáp

- Kích thích chuyển hoá ở tế bào.

- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.

Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.

Ecđison

Tuyến trước ngực

+ Gây lột xác ở sâu bướm.

+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

Juvenin

Thể allata

+ Gây lột xác ở sâu bướm.

+ ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.

Câu 6: Quang chu kỳ là gì? Dựa vào quang chu kỳ chia thực vật thành mấy nhóm cây? Ứng dụng quang chu kỳ trong trồng trọt?

-Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối ( độ dài của ngày đêm), ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cấy.

-Dựa vào quang chu kì thực vật được chia làm 3 nhóm:

+ Cây trung tính: Ra hoa cả ngày dài và ngày ngắn. VD: Cà chua, lạc, đậu, ngô,…

+ Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h. VD: Thanh long, dâu tây, lúa mì,…

+ Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h. VD: Đậu tương, vừng, mía,…

-Ứng dụng của quang chu kì trong trồng trọt:

 

+ Thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu

+ Bắn pháo sáng ban đêm ức ở các vườn trồng mía vào mua đông

+ Thắp đèn cho vườn trồng cây thanh long vào mua đông đông

Câu 7: Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.

Lời giải
a. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính

Ưu điểm:

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
Nhược điểm:
Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.

 Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Ưu điểm
+ Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền, vì vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn.
Nhược điểm
+ Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

 

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái,con sinh ra từ 1 phần cơ thể mẹ

Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau giống cơ thể mẹ, 
- Ít đa dạng về mặt di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới. 
- Có sự đa dạng di truyền.

Ý nghĩa

Tạo các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi

 

Câu 8: Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

a.      Sự hình thành hạt phấn

-        Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực)

Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

-        Tế bào bé là tế bào sinh sản

-        Tế bào lớn là tế bào ống phấn

b.     Sự hình thành túi phôi

-        Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân 3 lần hình thành túi phôi ( gồm 8 tế bào: 3 tế bào đối cực (n); 1 tế bào noãn (n); 2 tế bào kèm (n); 1 nhân phụ (2n)).

 

Bài viết gợi ý: