Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
(1) “Gần đây có nhiều khẩu hiệu, bích chương, bài báo …kêu gọi phải “nói không với cái xấu”, như phải nói không với ma túy, xì ke, mại dâm, quan hệ tình dục sớm…Thế nhưng nói “không” không phải chuyện dễ, nhất là ở tuổi vị thành niên. Ở các nước, dạy trẻ cách nói không là một trong những kỹ năng sống quan trọng hàng đầu.
(2)Dạy trẻ nói “không” là một điều cần thiết! Nhưng vì sao khó nói “không”?
Thường là vì sợ mất bạn bè, sợ bạn bè coi khinh. Thực ra khi nói “không” thì trẻ đã chứng tỏ mình có nghị lực, có quan điểm riêng, có sức mạnh tinh thần cứng cỏi, đã trưởng thành và có ý thức trách nhiệm với bản thân. Có thể có người trong nhóm bạn chê cười nhưng đa số chắc chắn sẽ nể phục. Một người bạn tốt luôn tôn trọng quan điểm cá nhân của người khác chứ không ép uổng, bó buộc người khác phải giống mình. Một người ép ta làm điều gì ta không thích – nhất là điều này lại có hại – thì rõ ràng đó là người bạn không tốt. Mất càng hay chứsao!”
(Trích: Thư gởi người bận rộn. –Đỗ Hồng Ngọc –)
Câu 1:(0,5 điểm)
Dấu … trong đoạn (1) tương đương với phép tu từ nào? Hiệu quả diễn đạt của nó trong đoạn trích?
Câu 2: (0.25điểm) Đặt nhan đề cho đoạn trích?
Câu 3: (0,25 điểm) Theo Đỗ Hồng Ngọc, vì sao trẻ không nên “ngại” khi nói “không” với cái xấu?
Câu 4: (0,5 điểm) Theo em, làm thế nào để nói “không” với cái xấu?
ĐÁP ÁN:
Câu1:Dấu (…)tương đương với phép tu từ liệt kê. Tác dụng: nhấn mạnh ý: còn nhiều hình thức kiêu gọi và cũng còn rất nhiều cái xấu chưa được nêu ra.
Câu2:Hs có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau nhưng cần đảm bảo nêu được ngắn gọn ý chính: Nói không với cái xấu .
VD: Nói không không phải dễ.
Hãy nói không với cái xấu.
Hãy dạy trẻ biết nói không. …
Câu3: Trẻ em không nên ngại “nói không” với cái xấu vì “Thực ra khi nói “không” thì trẻ đã chứng tỏ mình có nghị lực, có quan điểm riêng, có sức mạnh tinh thần cứng cỏi, đã trưởng thành và có ý thức trách nhiệm với bản thân.”
Câu4: HS có thể đưa ra nhiều giải pháp từ kinh nghiệm bản thân nhưng cần đảm bảo:
_ Ít nhất nêu được từ hai giải pháp trở lên.
_ Các giải pháp phải xuất phát từ ý thức và hành động cụ thể như:
+ Có lập trường vững vàng, quan sát để nhận biết đúng – sai.
+ Hỏi ý kiến người lớn nếu thấy có vấn đề hoặc biểu biện của cái xấu để có thể ứng phó hợp lý
+Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để nâng cao sự hiểu biết.
+ Rèn luyện thói quen giải trí lành mạnh
Xem thêm :
tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn