Đề bài : đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
“Chiều tối qua ngày 11/11/2016, một tấm hình lan truyền trên mạng gây xúc động và nhận được biết bao nhiêu lời khen ngợi. vô tình va quẹt và làm vỡ một chiếc gương ô tô bên đường, một cậu học trò Hải Phòng đã viết một lời xin lỗi với nội dung sau : “Do vô tình nên cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi ạ! Liên lạc với cháu theo số điện thoại…để cháu đền ạ vì cháu không biết chủ ô tô là ai” lá thư được dán trên kính ô tô khiến nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm, dám chịu của người viết lá thư này.
Anh Chung, chủ nhân xe ô tô bị vỡ gương, dù không tin lắm nhưng cũng gọi điện vào số điện thoại ghi trên giấy. Bất ngờ khi biết đó là em Nguyễn Thế Tùng học sinh lớp 11 trường Trần Nguyên Hãn-Hải Phòng… “Tôi rất cảm động vì trong xã hội ngày nay không ít người gây hậu quả nhưng không dám nhận lỗi, thậm chí thoái thác trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Đây là hành động dũng cảm cho thấy em được gia đình và nhà trường giáo dục rất tốt.” anh Chung chia sẻ”
(Theo kinh HTV7, chương trình tin tức 60S)
Câu 1 : Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Phong cách ngôn ngữ: báo chí
Phương thức biểu đạt : tự sự
Câu 2 : Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản
Văn bản kể lại việc em Nguyễn Thế Tùng viết lời xin lỗi và dũng cảm nhận lỗi sai khi vô tình làm vỡ kính. Hành động đó đã lan truyền trên mạng xã hội và được khen ngợi vì dũng cảm và trung thực.
Câu 3 : Theo anh/chị hành động của em Nguyễn Thế Tùng có ý nghĩa gì?
Hành động của em Nguyễn Thế Tùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống bởi đó là hành động đẹp, là tấm gương tiêu biểu cho mọi người noi theo.
Câu 4: Văn bản trên đã gửi gắm người đọc thông điệp gì? Thông điệp nào quan trong nhất với anh chị?
Văn bản trên đã gửi đến thông điệp cho người đọc về tính trung thực trong cuộc sống. Không chỉ vậy còn là lòng dũng cảm. Thông điệp quan trong nhất với tôi chính là tính trung thực. Tính trung thực là một đức tính cần thiết để rèn luyện, bồi đắp tâm hồn mỗi con người. Khi có tính trung thực bản thân cũng như xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó còn có những người thiếu tính trung thực, sẽ bị mọi người xa lánh, xem thường. Họ đáng phê phán và lên án. Bản thân tôi sẽ luôn rèn luyện, tu dưỡng để có tính trung thực.
Làm văn:
Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời xin lỗi trong cuộc sống ?
Trong cuộc sống chắc hẳn không ai trọn vẹn và không mắc những sai lầm, điều quan trọng là biết nói lời xin lỗi . Vậy “xin lỗi” là gì? Xin lỗi là khi ta biết nhận sai khi bản thân mắc lỗi, xin lỗi chính là một nét tế nhị cần có trong xã hội thể hiện sự thiện cảm và kính trọng người khác. Khi xin lỗi chúng ta có thể cảm hóa cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm. Khi xin lỗi chân thành thì có thể hóa giải những hành động tiêu cực. Nó giúp cho những mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, giúp bản thân mỗi người trở nên lịch sự, khiêm tốn, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm trong mắt người khác. Em Nguyễn Thế Tùng là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Những người biết xin lỗi xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ và khâm phục. bên cạnh đó vẫn có những người sai phạm , được góp ý nhưng không chịu nhận lỗi, không xin lỗi. Họ đáng bị phê phán và lên án. . Mỗi chúng ta phải luôn rèn luyện tính trung thực và dũng cảm để khi sai phạm thì sẵn sàng nhận lỗi và nói lời xin lỗi. bản thân em sẽ luôn cố gắng rèn luyện bản thân để biết xin lỗi khi sai phạm trong cuộc sống.\

Bài viết gợi ý: