Tuyển tập đề đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia. Bộ đề đọc hiểu văn bản. Đọc hiểu đoạn trích” Tôi đi học”
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết : Tôi đi học !
Câu 1 : Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy chi ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 3: Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
Câu 4: Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi con người?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Câu 1: Học sính lưu ý đối với câu hỏi này yêu cầu kể ra những tính từ nên học sinh cần hiểu được bản chất tính từ là gì, sau đó liệt kê các tính từ mà đề bài yêu cầu. Lưu ý không cần trình bày dài dòng.
Những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên: lạ, hay hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng.
Câu 2: Để làm được câu hỏi này, học sinh cần nắm được bản chất của trường từ vựng. Đồng thời lưu ý đề bài chi yêu cầu học sinh liệt kê tên của trường từ vựng chứ không yêu cầu học sinh liệt kê các từ thuộc trường từ vựng đó.
Trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên: trường học.
Câu 3: Học sinh giải nghĩa các từ dựa trên văn cảnh của văn bản.
“Ki niệm cũ” được nhắc đến là kỉ niệm về những buổi rong chơi thời còn chưa đi học. “Cảnh thật” là việc tác giả tái hiện lại ở trên lớp học, nơi có thầy giáo và các bạn mới quen.
Câu 4: Đối với câu hỏi này, học sinh cần dựa vào nội dung của văn bản đưa ra để trình bày cảm nhận của mình, diễn đạt lại theo ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học. Việc cảm nhận vừa mang tính khách quan là những điều mà tác giả kê’ lại, vừa mang tính chủ quan là những tình cảm, cảm xúc thực tế của học sinh.
Giáo viên linh hoạt cho điểm.

Nguyễn Thế Hưng

Xem thêm : tuyển tập đề đọc hiểu

Bài viết gợi ý: