Đề đọc hiểu về hai đoạn thơ cuối bài thơ Tây Tiến Quang Dũng
Đề bài:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu la dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đât
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?
2. Từ “Tây Tiến” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép lặp ấy là gì?
3. Từ hai câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, hãy viết doạn văn ngắn khoảng 20 dòng giấy thi cảm nhận về người lính thời kì kháng chiến chống Pháp và sự phát huy tư tưởng yêu nước trong thời điểm hiện tại?
Bài làm:
1. tây Tiến là một đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân quân đội Pháp ở vùng Thượng lào cũng như ở miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như Quang Dũng). Họ chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ, vô cùng thiếu thốn vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị công tác khác, rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu,trong một đêm liên hoan tại ngôi làng Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ Tây Tiế Trào dâng mãnh liệt thôi thúc nhờ thơ viết lê bài thơ “Nhớ Tây Tiến” Sau đổi thành “Tây Tiến”.
2. Từ “Tây Tến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lầ từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ.
3. Với cảm hứng lãng mạn, từ hai câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, nhà thơ cho ta cảm nhận về vẻ đẹp người chiến sĩ trong hai câu thơ mang đậm vẻ đẹp bi tráng. Sự ra đi của họ có sự oai phong lẫm liệt của những vị tướng trong chiế trận xưa và ta có thể cảm nhận rõ điều này qua việc sử dụng hình ảnh “áo bào” của nhà thơ. Sự ra đi của họ là sự ra đi nhẹ nhàng, thanh thản như trở về với vòng tay của đất mẹ “anh về đất”. Sự ra đi của họ không để lại cho người ở lại sự lâm li bi đát mà là niềm tự hào của những sự hi sinh anh dũng.Họ ra đi trong âm thanh tiếng gầm “khúc độc hành” của sông Mã, sự ra đi của họ có sự tiễn đưa của cả thiên nhiên đất nước.Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” là vẻ đẹp tiêu biểu có sức đại diện cho vẻ đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Cuộc sống chiến đấu của họ vô cùng khó khăn, gian khổ và thiếu thốn. Họ thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân tư trang, những nhu yếu phẩm cần thiết nhưng họ-những người lính áo nâu chân đất có tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng. Họ đạp bằng những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để tiến lên phía trước, họ chiến đấu và chiến thắng bằng chính sức lực và ý chí của mình. Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sục sôi cùng bầu nhiệt huyết “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Trong thời kì hiện đại truyền thống yêu nước vẫn đang được phát huy mạnh mẽ, nhất là ở thế hệ trẻ. Do hoàn cảnh là khác nhau nên lòng yêu nước cũng được thể hiện theo cách khác nhau nhưng nó vẫn phát triển theo mạch ngầm là ý thức đắp xây và bảo vệ tổ quốc. Tinh thần yêu nước ở thời điểm hiện tại biểu hiện ở tình yêu làng xóm, yêu quê hương, yêu những gì thân thuộc nhất. Không phải chiến đấu dưới làn mưa bom bão đạn nhưng những thế hệ người Việt Nam vẫn đã và đang đứng trên các đấu trường quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau không ngừng cống hiến đem vinh quang về cho tổ quốc, bảo vệ tổ quốc về nhiều phương diện.
Mơ Cao
Xem thêm :Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia ngữ văn
Tuyển tập đề thi và những bài văn hay về Tây Tiến

Bài viết gợi ý: