CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC TTC
TRƯỜNG TH, THCS, THPT (…)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn-Lớp 11- Năm học 2017-2018
Thời gian: 90 phút
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức
  • Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Hiểu một số đặc điểm cơ bản của truyện ngắn hiện đại trước CMT8
  • Nắm được các yếu tố về nội dung, nghệ thuật (từ mức độ thấp đến mức độ cao)
  • Biết cách đọc – hiểu một văn bản theo đặc trưng thể loại
  • Năm bắt thêm về các vấn đề xã hội từ đó có cách ứng xử đúng.
    1. Kĩ năng: Vận dụng những tri thức, kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận
    2. Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực sau:

    + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
    + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản
    + Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ lãng mạn theo đặc điểm thể loại
    + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
    + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
    PHẦN 2: KHUNG NĂNG LỰC

    Nhận biết Thông hiểuVận dụng
    Cấp độ thấpCấp độ cao
    – Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại– Lí giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng hình tượng và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm– Vận dụng hiểu biết về tác giả để phân tích lí giải nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại; phong cách tác giả
    – Nhận diện cách miêu tả, trình tự miêu tả.– Hiểu được ảnh hưởng của cách viết đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm– Khái quát đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩmTrình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
    – Nắm được nội dung của tác phẩm, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo– Hiểu được mối liên hệ giữa các hình ảnh, sự kiện– Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩmBiết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại
    – Nhận diện hệ thống các hình tượng chính trong tác phẩm– Phân tích, lí giải về đặc điểm của hình tượng. Khái quát được nét tiêu biểu của hình tượng– Trình bày cảm nhận về hình tượng, về tác phẩmVận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân


    PHẦN 3. MA TRẬN ĐỀ

    Mức độ
    Chủ đề
    BiếtHiểuVận dụng thấpVận dụng caoTổng số
    I. Đọc hiểu – Nhận diện phương thức biểu đạt chính– Hiểu được hành động nhân vật
    – Hiểu được ý nghĩa câu nói
    – Thông điệp.
    Số câu
    Số điểm
    Tỉ lệ
    1
    0.5
    5%
    3
    2.5
    2.5%
    4
    3,0
    30%
    II. Làm văn
    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
    Số câu
    Số điểm
    Tỉ lệ
    1
    2,0
    20%
    1
    2,0
    20%
    II. Làm văn
    1.Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử
    2.Tràng giang- Huy Cận
    Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản để viết bài văn nghị luận văn học về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.


    Số câu
    Số điểm
    Tỉ lệ
    1
    5,0
    50%
    1
    5,0
    50%
    Tổng số câu
    Tổng số điểm
    Tỉ lệ
    1
    0.5
    5%
    3
    2.5
    2.5%
    2
    7,0
    70%
    7
    10,0
    100%



    PHẦN 4: NỘI DUNG ĐỀ
    Phần 1: ĐỌC- HIỂU(3 ĐIỂM): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
    Pablo là một nhạc công chơi violon điêu luyện, ở quê nhà, ai cũng biết tới anh vì Pablo được mời tới chơi ở hầu hết các sự kiện trong vùng. Pablo cũng muốn được vào học một trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp của mình, vì thế nên khi biết Học viện âm nhạc Paris nổi tiếng tuyển sinh, Pablo đã ghi danh thi và ngày đêm luyện tập mong sẽ thi đỗ.
    Trong buổi thi tuyển, mặc dù Pablo đã cố gắng hết sức thể hiện tài năng của mình với những cảm xúc rất thật nhưng anh vẫn không được trong danh sách trúng tuyển. Thất vọng và buồn bã, Pablo đi lang thang giữa Paris hoa lệ và đến một quảng trường rộng, Pablo đứng kéo cây vĩ cầm thể hiện những bản nhạc kinh điển với tâm trạng buồn. Anh quên mất xung quanh, chìm đắm vào những bản nhạc, hết bản này nối tiếp bản khác. Khi dừng lại thì quanh anh là một đám đông đứng nghe và họ vỗ tay rào rào đề nghị anh chơi tiếp, hộp đàn của anh đầy các đồng xu do những người nghe đặt vào.
    Pablo nâng đàn lên chuẩn bị chơi tiếp theo yêu cầu của khán giả thì một người khách chen vào và ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với vẻ rất ngạo mạn. Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ, rồi bảo: “Thưa ông, tiền của ông bị rơi này”. Người đàn ông cầm mấy đồng xu và lại ném xuống, nói: “Tiền của anh đấy, nhận lấy đi”.
    Pablo cúi đầu và nói: “Xin cảm ơn tấm lòng của ông, vừa rồi tiền của ông rơi, tôi đã nhặt giúp ông lên, bây giờ tiền của tôi rơi, xin phiền ông cũng nhặt giúp nó lên cho tôi”. Khán giả đứng xung quanh xì xào nhận xét, người đàn ông thoáng mỉm cười, cúi xuống nhặt những đồng xu để vào hộp đàn rồi bỏ đi.
    Người đàn ông ấy là một trong những vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã bất ngờ đi qua quảng trường, nghe Pablo chơi đàn và quyết định thử anh. Ông nói: “Một người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”. Và ông đã quyết định thêm Pablo vào danh sách học viên mới. Đúng như ông suy nghĩ, Pablo sau này đã trở thành một nghệ sỹ đàn vĩ cầm nổi tiếng về tài danh và nhân đức.
    (Theo An ninh Thủ đô)
    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
    Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ?
    Câu 3. Theo anh/chị, vì sao vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm Pablo vào danh sách học viên mới?
    Câu 4. Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp gì đối với anh/chị?
    Phần 2 :LÀM VĂN (7,0 điểm)
    Câu 1 (2,0 điểm)
    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói“Một người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”được rút ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
    Câu 2( 5,0 điểm ): Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ sau:
    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
    (“Đây thôn Vĩ Dạ”- Hàn Mặc Tử”)
    PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CHẤM

    PHẦN
    HƯỚNG DẪN CHẤMTHANG ĐIỂM
    PHẦN I:
    ĐỌC – HIỂU
    Phương thức biểu đạt chính: tự sự0,5
    Hiểu về hành động Pablo liền cúi xuống nhặt hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ:
    – Pablo không tức giận trước thái độ quá đáng của người khách khi ông ta cố tình ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với thái độ không thiện chí;
    – Pablo cúi xuống là thể hiện sự nhún nhường, nhẫn nhịn trong ứng xử, thể hiện hành vi rất văn hoá của người nghệ sĩ chân chính.
    0,5
    Vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã quyết định thêm Pablo vào danh sách học viên mới:
    -Vì ông đã nhận ra ở Pablo những đức tính tốt đẹp mà người nghệ sĩ khác không có;
    – Vì ông đã tìm được người có tài năng và đức độ để cống hiến cho nghệ thuật.
    0,5


    0,5
    Văn bản trên gửi gắm bức thông điệp
    Trong cuộc đời, có những lúc bạn sẽ gặp phải sự khinh thường và hạ nhục đến từ những người xung quanh, đó thật sự là những giây phút khó khăn vì khi ấy nhân phẩm của chúng ta bị chà đạp. Phản kháng lại gay gắt là bản năng của con người khi gặp phải những điều này nhưng có thể lại làm cho tình hình tệ hại hơn. Thế nên, lúc đó, bạn đừng dùng lý trí mà hãy dùng một tâm thái khoan dung, độ lượng để đối lại, bạn sẽ bảo vệ được danh dự của mình. Bởi vì, khi đứng trước chính nghĩa, không dã tâm nào có thể đứng vững. Hãy biết cúi xuống để thể hiện phẩm chất sáng ngời của bạn.
    1,0


    LÀM
    VĂN
    Câu 1 (3,0 điểm)
    Yêu cầu về kĩ năng:
    – Biết cách viết văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục.
    – Đoạn văn mạch lạc, rõ ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    Yêu cầu về kiến thức:
    Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải.
    0,25
    – Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. “Một người nghệ sỹ chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”
    – Các câu phát triển đoạn:
    + Giải thích:
    ++ Nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo;
    ++Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
    ++ Ý cả câu: Nhân phẩm là thước do dành cho nghệ sĩ chân chính nói riêng, con người nói chung.
    +Phân tích, chứng minh, bình luận:
    ++ Người có nhân phẩm tốt là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, biết tôn trọng các quy tắc, chua63m mực đạo đức tiến bộ;
    ++Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và bị khinh rẻ, bị tố cáo và lên án
    – Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp. Gợi ý: Để có nhân phẩm tốt, ta cần có lương tâm trong sáng,biết sống độ lượng và vị tha. Biết tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh…





    2,75
    2– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    – Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
    – Trích dẫn thơ
    0,5
    – Hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ, đoạn thơ0,5
    – Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
    + Câu 1 là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
    + Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.

    1.0


    2.0
    Nghệ thuật
    + Trí tưởng tượng phong phú.
    + Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,…
    + Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
    0,5
    Khẳng định lại vấn đề0,5

    Xem thêm : ĐÂY THÔN VĨ DẠ

    Bài viết gợi ý: