Đọc hiểu văn bản
NGƯỜI TRONG BAO
(Sê-khốp)
(Ngữ văn 11, HK2, tiết 1)
- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Về kiến thức
-Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng Bê-li-cốp.
– Nhận biết bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình của Sê-khốp.
- Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch)
III. Về thái độ
– Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao.
– Góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh và chan hòa với mọi người.
- Định hướng góp phần hình thành năng lực
– Năng lực giao tiếp ( nghe, nói, đọc, viết)
– Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học…
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, thiết kế bài học
– Các slide trình chiếu
- Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
– Đọc trước tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai.
– Phân chia bố cục và nội dung từng phần của tác phẩm.
– Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1 – Hoạt động khởi động GV cho HS xem clip các hình ảnh và yêu cầu HS đoán tên đất nước được nhắc đến trong clip. GV dẫn dắt vào bài. | HS lắng nghe bài hát và quan sát hình ảnh để tìm ra đáp án: nước Nga. |
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức | |
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm. GV nêu câu hỏi gợi ý: – Nêu vài nét khái quát về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Sê-khốp? GV gọi HS phát biểu, định hướng trả lời giúp HS nắm những nét chính, sau đó khái lược lại bằng sơ đồ và minh họa tranh ảnh trình chiếu. – Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? – Tóm tắt nội dung tác phẩm? GV tóm tắt văn bản bằng sơ đồ. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904). Xuất thân trong một gia đình tiểu thương ở Tan-ga-rốc. – Là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. – Là nhà cách tân thiên tài trong truyện ngắn và kịch. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác – Tác phẩm được sáng tác năm 1898, trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta. – Bối cảnh tác phẩm: xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. b. Tóm tắt |
II. Đọc – hiểu văn bản GV giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong tiết 1: Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp. GV chia lớp thành 2 nhóm, đặt ra một phiên tòa giả định: Sau khi Bê-li-cốp chết, người cháu họ xa của Bê-li-côp kiện Cô-va-len-cô vì đã xô ngã Bê-li-cốp dẫn đến cái chết của y, còn Cô-va-len-cô lại tố cáo Bê-li-cốp về việc đầu độc tư tưởng cho những người dân thành phố. 1 nhóm sẽ tìm ra dẫn chứng bảo vệ cho Cô-va-len-cô, chứng minh Bê-li-cốp chết không phải vì cú ngã mà do lối sống của anh ta; 1 nhóm sẽ biện minh cho lối sống của Bê-li-côp không phải là lỗi của anh ta. 2 nhóm sẽ có thời gian thảo luận 5 phút, tranh luận 7 phút. Trong thời gian đó, các nhóm ghi lại các thông tin mình trình bày lên giấy A0 để kết thúc tranh luận treo lên bảng. GV định hướng cuộc tranh luận, sau đó tổng hợp lại thành kiến thức của bài học. Có thể tiếp tục gợi ý HS (ở những vấn đề HS chưa nêu được) thông qua một số câu hỏi sau: – Ngoại hình của Bê-li-cốp được nhà văn miêu tả như thế nào? Những đặc điểm về ngoại hình ấy thể hiện tính cách của nhân vật như thế nào? – Trong sinh hoạt, Bê-li-cốp có những thói quen nào? Em có nhận xét gì về những thói quen đó? – Đời sống tinh thần của Bê-li-cốp được biểu hiện ra sao? Nó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của nhân vật? – Những đặc điểm về ngoại hình, thói quen, tư tưởng của Bê-li-cốp cho thấy nhân vật là con người như thế nào? – Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến mọi người ra sao? | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: a. Khi Bê-li-cốp còn sống: v Ngoại hình: – Bộ mặt: tái nhợt, rầu rĩ, lúc nào cũng giấu sau áo bành tô bẻ đứng. – Trang phục: đi giày cao su, cầm ô, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông. – Phụ kiện: ô, đồng hồ, dao…tất cả đều cho vào một cái bao. à Cách ăn mặc kì quái à Lối sống thu mình v Thói quen sinh hoạt: – Khi ở nhà: + Mặc áo khoác ngoài, đóng cửa, cài then. + Buồng ngủ chật như cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm kín mít, không khí nóng bức. – Khi ra ngoài: ngồi lên xe ngựa thì bao giờ cũng cho kéo mui lên. – Khi đến chơi nhà đồng nghiệp: ngồi lặng lẽ, đưa mắt tìm kiếm độ một giờ thì về. èThói quen sinh hoạt kì quái à Luôn dò xét, tạo ra một cái vỏ ngăn cách với bên ngoài. v Đời sống tinh thần: – Câu nói cửa miệng: “nhỡ lại xảy ra chuyện gì” – Mọi suy nghĩ đều giấu vào bao – Chỉ phục tùng thông tư, chỉ thị, những bài báo cấm đoán… – Ngợi ca quá khứ, những gì không có thật à Nghề nghiệp: dạy tiếng Hi Lạp – một tử ngữ. àTư tưởng kì quái. à Hèn nhát, rập khuôn, ghê tởm, lẩn tránh thực tại. => Một con người cô độc, hèn nhát, đắm chìm trong quá khứ và sự bảo thủ, sống rập khuôn, máy móc, giáo điều, luôn thu mình trong bao và hạnh phúc vô ngần trong cái bao đó. v Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp: – Giáo viên: tất cả đều sợ hắn, kể cả hiệu trưởng à Khống chế cả trường học suốt mười lăm năm trời. -Dân chúng trong thành phố: đâm ra sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo,… èLối sống của Bê-li-cốp đã làm ô nhiễm, đầu độc bầu không khí cuộc sống, làm cho nó trở nên uể oải, trì trệ, khiến tất cả sợ hãi, ám ảnh tinh thần mọi người suốt mười lăm năm trời. |
– Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp? – Thái độ của mọi người với cái chết của Bê-li-cốp như thế nào? – Tại sao Bê-li-cốp chết rồi mà không khí cuộc sống của người dân vẫn không thay đổi? GV đặt ra một số câu hỏi để HS liên hệ: – Theo em, hiện tượng Bê-li-cốp còn tồn tại trong xã hội hiện nay hay không? – Em có bao giờ thấy mình cũng có những biểu hiện của người trong bao hay không? Nếu có, theo em, cần làm thế nào để thoát khỏi tình trạng đó? | b. Khi Bê-li-cốp chết v Cái chết của Bê-li-cốp: – Nguyên nhân: Ø Trực tiếp: + Xung đột với Cô-va-len-cô à Bị ngã đau. + Bị sốc nặng trước hành động của Cô-va-len-cô và trước tiếng cười của Va-ren-ca Ø Sâu xa: Là quá trình tự tiêu diệt, với kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp, cái chết là một điều tất yếu. – Biểu hiện: Khi nằm trong quan tài vẻ mặt hắn trông hiền lành, dễ chịu, tươi tỉnh. à Cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm được cái bao tốt nhất, đó cũng là mục đích của đời y. v Thái độ của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết: – Lúc đầu: Nhẹ nhàng, thoải mái, tự do. – Sau đó: Cuộc sống vẫn diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị,… à Lí do: – Tác động nặng nề, dai dẳng của cách sống, kiểu người Bê-li-cốp. – Vẫn còn hiện tượng “Người trong bao”, “Lối sống trong bao” trong xã hội. v Tóm lại: Bê-li-cốp là một nhân vật độc đáo, sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của thiên tài Sê-khốp. Bê-li-cốp là một điển hình, là “con đẻ”, là hệ quả của chế độ phong kiến chuyên chế ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. à Bê-li-cốp là một hiện tượng mang tính qui luật trong xã hội loài người. |
Hoạt động 3: Thực hành GV cho HS trả lời một số câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức. | HS xung phong trả lời các câu hỏi, từ đó tái hiện lại những kiến thức đã học. |
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng và mở rộng. GV yêu cầu HS vận dụng thông qua viết bài ở nhà: Viết một đoạn văn nghị luận với nhan đề: “Lối sống trong bao trong xã hội hiện nay!” | HS về làm bài tập, GV kiểm tra vào tiết sau. |