CHÍ PHÈO – PHẦN II TÁC PHẨM

Mục tiêu cần đạt:

  1. 1. Kiến thức:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).

+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của t/p.

+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn NC như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …

+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Môi trường sống của con người (mối quan hệ giữa người với người).

  1. Kĩ năng:

– Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ: Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng trước Cách mạng tháng Tám

  1. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao

– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn

– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

  1. Chuẩn bị của GV và HS.
  2. Chuẩn bị của GV:

-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

  1. Chuẩn bị của HS:

– Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Chí Phèo

– Trả lời các câu hỏi:

+ Tóm tắt những sự việc chính xảy ra đối với nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. Theo em, sự việc nào là quan trọng nhất để đưa đến kết thúc của truyện?

Vì sao?

+ Nêu những diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Tác giả đã sử dụng những hình thức ngôn ngữ nào để diễn tả tâm trạng đó của nhân vật?

+ Liệt kê những chi tiết liên quan đến sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở đối với Chí Phèo. Sự quan tâm, chăm sóc ấy đã làm thay đổi con người Chí Phèo như thế nào? Em đánh giá gì về nhân vật thị Nở?

III. Tiến trình giờ học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 – Khởi động: 5p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.

– Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan

* Hình thức tổ chức hoạt động: GV cho Hs xem video Chí Phèo đốt quán:Theo em, CP có còn là người nông dân hiền lành lương thiện nữa không?

GV giới thiệu vào bài mới: Chí đã thay đổi như thế nào? Điều gì đã khiến CP thay đổi

Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức mới: 35p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: nhân vật Chí Phèo: sau khi đi tù về, cuộc gặp gỡ với Thị Nở

– Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoạt động:

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về hình ảnh CP sau khi đi tù về

HS thảo luận theo bàn

– Sau khi ở tù về, CP có sự thay đổi như thế nào? (Hình dáng, cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động)

Phá tan bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện

H: Em có nhận xét gì về sự tha hoá của Chí Phèo ? Qua sự tha hoá của Chí Phèo Nam Cao muốn nói điều gì?

GV: Chí phèo không phải là trường hợp bi tha hóa duy nhất. Trước hắn đã có Năm Thọ, Bình Chức và biết đâu lại có một “Chí phèo con” ra đời. Nam Cao cũng có những nhânvật tương tự: TrạchVăn Đoành (Đôi móng giò), Cu Lộ (Tư cách mõ),Đức (Nửa đêm)…

H: Theo các em, Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại là do đâu? Do xã hội hay do bản thân Chí Phèo?

– Nguyên nhân chính là do xã hội.

– Một phần còn do Chí Phèo không làm chủ được những hành động của mình: Biết Bá Kiến là kẻ thù mà vẫn làm tay sai, làm tất cả những gì người ta sai trong lúc say, gây ra bao đau thương cho bao người dân lương thiện…không làm chủ được bản thân.

Là nhân vật vừa đáng thương, vừa đáng trách .

Câu hỏi liên hệ tích hợp môi trường

H : Vậy thông qua nhânvật Chí Phèo em rút ra đươc bài học gì cho bản thân mình ?

Thông qua nhân vật Chí Phèo cô muốn nhắn nhủ tới các em là học sinh là những người trẻ tuổi là chủ nhân tương lai của đất nước phải biết làm chủ bản thân, làm chủ hành động của mình. Dù có thay đổi môi trường sống, hoàn cảnh sống hãy gìn giữ những phẩm chất tốt đẹp vốn có để không sa vào các tệ nạn xã hội, bị kẻ xấu lợi dụng đặc biệt trong xã hội hiện nay.

c. Chí Phèo sau khi đi tù (quá trình lưu manh hóa)

– Nhân hình

+ Đầu trọc lốc

+ Răng cạo trắng hớn

+ Mặt đen mà rất cơng cơng

+ Hai con mắt gườm gườm trông gớm chết

+ Ngực phanh …chạm trổ rồng phượng

+ Mặc quần nái đen, áo tây vàng ..

-> Thay đổi hoàn toàn về ngoại hình – Chân dung hoàn thiện của một kẻ giang hồ

– Nhân tính:

+ Không còn “hiền như đất” mà “liều lĩnh”, “hung hăng”

+ Trạng thái: say triền miên

+ Hành động: rạch mặt ăn vạ, dọa nạt, cướp giật…

+ Ngôn ngữ giao tiếp: tiếng chửi

“Tha hóa về nhân tính

=> CP bị vùi dập cả thể xác lẫn tâm hồn. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tầng lớp cường hào ác bá giết chết phần người trong con người Chí – CP là sản phẩm của chế độ xã hội tàn ác – TG tố cáo XH thực dân PK a Giá trị hiện thực của tác phẩm

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở

– Liệt kê những chi tiết liên quan đến sự quan tâm, chăm sóc của thị Nở đối với Chí Phèo. Sự quan tâm, chăm sóc ấy đã làm thay đổi con người Chí Phèo như thế nào?

Em đánh giá gì về nhân vật thị Nở?

àThị Nở chính là thiên sứ dẫn đường cho Chí đến với cuộc sống con người, giúp Chí có sức mạnh hoàn lương, đánh thức phần sâu kín nhất tâm hồn Chí cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động bị che lấp, vùi dập bấy lâu nay mà không tắt.

– Hình ảnh bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào?

+ Đối với Chí Phèo?

+ Tình cảm của tác giả?

c. Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở (Quá trình thức tỉnh)

– Thị Nở: một người cũng bị cả làng VĐ xa lánh: đần vụng. dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn dòng mả hủi –> bất hạnh

– Chí Phèo đã thức tỉnh.

* Sinh lý: Tỉnh rượu, sợ rượu

* Nhận thức:

– Nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo…

* Ý thức

– Bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn

– Suy nghĩ:

+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được

+ Hiện tại: đã già nhưng cô độc

+ Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, sợ nhất vẫn là cô độc

-> khát vọng mãnh liệt được làm người lương thiện

* Ý nghĩa bát cháo hành

– Về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

=> Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.

Hoạt động III – Hoạt động thực hành: 5p

* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

– Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành

* Hình thức tổ chức hoạt động:

– Thay lời Nam Cao trả lời câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo?

? Tạo nên một Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai là người phải chịu trách nhiệm?

* Ai đẻ ra Chí Phèo: không phải người mẹ khốn khổ, không phải dân làng mà chính là xã hội thực dân nửa phong kiến bất công.

* Trách nhiệm:

– Người mẹ sinh ra Chí: người mẹ nào phải bỏ con cũng đều khốn khổ, bất hạnh nhưng người mẹ cuãng phải chịu trách nhiệm một phần ….

– Chính Chí Phèo: phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình và những tội ác mà mình gây ra….

– Xã hội thực dân nửa phong kiến: Nguyên nhân chính đẩy Chí Phèo vào bi kịch….

Hoạt động IV – Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau về nội dung:

Trình bày giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng bia rượu ở địa phương và hậu quả của thực trạng này.

Lớp 11B2: Tổng số: Vắng:

Tiết 70

CHÍ PHÈO – PHẦN II TÁC PHẨM

  1. Mục tiêu cần đạt:
  2. 1. Kiến thức:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).

+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của t/p.

+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn NC như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …

  1. Kĩ năng:

– Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ: Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng trước Cách mạng tháng Tám

  1. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nam Cao

– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn

– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

  1. Chuẩn bị của GV và HS.
  2. Chuẩn bị của GV:

-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Nam Cao, phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

  1. Chuẩn bị của HS:

– Tìm đọc toàn bộ tác phẩm Chí Phèo

– Trả lời các câu hỏi:

+ Vì sao khi bị thị Nở dứt tình, Chí Phèo lại xách dao đi giết Bá Kiến và tự sát? Em đánh giá như thế nào về hành động giết bá Kiến và tự sát của Chí Phèo?

+ Theo em, bi kịch lớn nhất của Chí Phèo được thể hiện trong truyện là gì? Thể hiện bi kịch đó, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp nào?

+ Em hãy đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo.

+ Đoạn trích giúp em hiểu thêm những gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?

+ Em thấy cách viết của Nam Cao trong truyện Chí Phèo có gì khác với truyện Lão Hạc đã học?

+ Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện Chí Phèo, em sẽ viết như thế nào?

+ Tình cảm nào của nhà văn Nam Cao dành cho người nông dân trong tác phẩm khiến em cảm động nhất? Vì sao

III. Tiến trình giờ học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 – Khởi động: 5p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.

– Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan

* Hình thức tổ chức hoạt động: Phát phiếu học tập

NỖI NIỀM THỊ NỞ – Quang Huy
Người ta cứ bảo dở hơi
Chấp chi miệng thế lắm lời thị phi
Dở hơi nào dở hơi gì
Váy em sắn lệch nhiều khi cũng tình

Làng này khối kẻ sợ anh
Rượu be với chiếc mảnh sành cầm tay
Sợ anh chửi đổng suốt ngày
Chỉ mình em biết anh say rất hiền
Anh không nhà cửa bạc tiền
Không ưa luồn cúi không yên phận nghèo
Cái tên mơ mộng Chí Phèo
Làm em đứt ruột mấy chiều bờ ao

Quần anh ống thấp ống cao
Làm em hồn vía nao nao đêm ngày
Khen cho con Tạo khéo tay
Nồi này thì úp vung này chứ sao

Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đãm quá trăng sao lại nhoà
Người ta mặc kệ người ta
Chỉ em rất thật đàn bà với anh

Thôi rồi đắt lắm tiết trinh
Hồn em nhập bát cháo hành nghìn năm./.

Bài thơ nói đến điều gì? Tác giả ca ngợi ?

Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức mới: 35p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: bi kịch của nhân vật Chí Phèo

– Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoạt động:

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo

Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi nêu vấn đề:

– Nguyên nhân nào Chí bị cự tuyệt?

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối?

Môi trường sống thiếu tình thương của cái làng Vũ Đại đầy thành kiến, mội xã hội phong kiến nửa thực dân thu nhỏ, đã đẩy Chí Phèo dấn sâu vào con đường lưu manh hoá. Cánh cửa tình người duy nhất- Thị Nở, vừa hé mở đã đóng sập lại, Chí Phèo bị cự tuyệt hoàn toàn và sự bế tắc đã lên đến đỉnh điểm, để dẫn tới sự bừng ngộ ngẫu nhiên mà tất yếu dẫn tới kết cục bi thảm. Môi trường sống có thể cứu vớt con người song cũng có thể vùi lấp con người.

Chí đến thẳng nhà Bá Kiến theo sự thôi thúc âm ỉ của lòng căm thù bấy lâu nay. Chí đã thấm thía tội ác của kẻ thù, và nhận đúng kẻ thù của đời mình.

– Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí phèo khi đứng trước Bá Kiến?

– Tao muốn làm người lương thiện!

– Ai cho tao lương thiện?

– Tao không thể là người lương thiện

– Yêu cầu học sinh nghĩ ra tất cả các khả năng có thể để giúp Chí Phèo không chết, sau đó ghi lên giấy màu dán lên bảng.

Sau đó, bởi vì tác phẩm thuộc trào lưu hiện thực phê phán, phải tôn trọng hiện thực, nên những khả năng nào không khả thi, không phù hợp thì đề nghị học sinh đề xuất để tháo xuống.

Tiếp đến, bởi vì khi nhân tính thức tỉnh Chí Phèo cần phải sống hạnh phúc, cần phải sống ý nghĩa, sống lương thiện, nếu không tất cả đều vô nghĩa, cho nên yêu cầu học sinh những khả năng nào không thể giúp Chí Phèo tiếp tục sống lương thiện thì tháo xuống.

Trong quá trình tháo, học sinh có quyền tranh luận về từng thẻ màu để làm rõ ràng các ý kiến.

Cuối cùng, thường thì tất cả các thẻ màu đều bị tháo xuống.

Từ đó học sinh có thể đi đến kết luận cái chết của Chí Phèo là lựa chọn duy nhất và tốt nhất của Nam Cao. Qua đó học sinh có thể phát biểu được thông điệp mà tác giả gửi gắm đằng sau cái chết của Chí Phèo.

– Tại sao Chí Phèo lại tự giết mình

CP coi khát khao trở về cuộc sống lương thiện còn hơn cả tính mạng

NC muốn gửi đến bạn đọc- Xh đương thời một tiếng kêu thức tỉnh; Sự cảm thông với nỗi cung khổ cua ng dân; Phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của ng nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã mất hết nhân tính…-> Giá trị nhân đạo sâu sắc

d. Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo

– Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên, thích chí trước thái độ của giận dữ của Thị Nở

+ hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra – sửng sốt – không nói lên lời – Thị bỏ đi thì đuổi theo – níu lại – nắm lấy tay – bị đẩy ngã lăn xuống đất.

+ uống rượu – càng uống càng tỉnh – đau khổ, tuyệt vọng – khóc rưng rức – xách dao ra đi – vừa đi vừa chửi.

e. Cuộc trả thù và tự sát ở nhà Bá Kiến

– Đứng trước Bá Chí dõng dạc chỉ thẳng tay vào mặt Bá đòi quyền lương thiện. Chí nói 3 câu rất gọn và rõ:

+ Một câu khẳng định quyết liệt: Tao muốn làm người lương thiện. Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người.

+ Một câu hỏi uất ức: Ai cho tao lương thiện? Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người.

+ Một câu khẳng định xót xa: Tao không thể là người lương thiện nữa. Lời xác nhận sự thật.

à Chí Phèo muốn, Chí Phèo hỏi và Chí phèo hiểu. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự nhiên không gò bó là nhờ ngòi bút nhân đạo tài tình của Nam Cao.

– Giết Bá Kiến : sụ phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm

+ Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình.

+ Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường tha hóa.

– Tự sát : Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn

+ Không thể trở về đường cũ : lưu manh, tha hóa, dập phá, chém giết.

+ Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy, không có con đường trở về với cuộc sống lương thiện. ® Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo sống như một con vật, nay thức tỉnh Chí Phèo chết như một con người. Niềm khao khát lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.

Có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến, không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.

=> CP điển hình cho số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

2. Hướng dẫn HS tổng kết vài nét về nghệ thuật, nội dung

– Em có nhận xét gì về cách xây dựng nv, ngôn ngữ?

III. Tổng kết

1. Đặc sắc nghệ thuật

– Xây dựng nhân vật điển hình, sắc nét.

– Miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, chân thật cảm động..

– Giọng văn biến hóa đa dạng, linh hoạt, giàu triết lý..lôi cuốn và hấp dẫn

– Tình huống kịch tính, bất ngờ..

2. Giá trị nội dung

– Giá trị hiện thực: Xh thực dân pk tàn ác và sô phận bi thảm của người nông dân- mâu thuẫn cơ bản và gay gắt cần phải giải quyết

– Giá trị nhân đạo: phát hiện, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn ng nông dân..; cảm thông và trân trọng..

– Đưa ra một cái nhìn mang tính quy luật trong mối quan hệ biện chứng giữa con người và XH

Hoạt động III – Hoạt động thực hành: 5p

* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

– Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành

* Hình thức tổ chức hoạt động:

Trăng nở nụ cười

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo

Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao

Vẫn vườn chuối gió lao xao

Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền

Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người

Vườn sông trăng nở nụ cười

Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau

Giữa đời vàng lẫn với thau

Lòng tin còn chút về sau để dành

Tình yêu nên vị cháo hành

Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.

(Lê Đình Cánh)

Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:

1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ?

2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi người đọc liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?

3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

Định hướng trả lời:

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. Hai câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ:

– Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo

– Ả ngớ ngẩn

Gã khùng điên

2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả nghệ thuật:

– Hàng loạt từ ngữ liên kết với nhau theo phép liên tưởng, làm cho bài thơ của Lê Đình Cánh trở nên chặt chẽ khi lấy cảm hứng từ truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để sáng tác.

– Qua đó, người đọc cảm nhân sâu sắc giá trị hiện thực: phản ánh sự đói nghèo cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tố cáo bọn địa chủ cường hào đã đẩy họ vào bước đường cùng, tha hoá; đồng thời thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc: ca ngợi khát vọng hoàn lương và sức mạnh tình yêu của những con người dưới đáy xã hội.

3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.

– Biện pháp tu từ nhân hoá: trăng nở nụ cười; ẩn dụ: vàng mười ( vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình yêu)

– Hiệu quả nghệ thuật: Thể hiện cái nhìn cảm thông, trân trọng và ca ngợi mối tình Chí Phèo-Thị Nở của nhà thơ. Đồng thời, tác giả cảm nhận được hương vị tình yêu sẽ làm nên sức mạnh để Chí Phèo trở về làm người lương thiện sau ngày tháng chìm đắm trong thế giới của quỷ dữ.

Hoạt động IV – Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau.

+ Em thấy cách viết của Nam Cao trong truyện Chí Phèo có gì khác với truyện Lão Hạc đã học?

+ Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện Chí Phèo, em sẽ viết như thế nào?

+ Tình cảm nào của nhà văn Nam Cao dành cho người nông dân trong tác phẩm khiến em cảm động nhất? Vì sao

Lớp 11B2: Tổng số: Vắng:

Tiết 71

ÔN LUYỆN: CHÍ PHÈO

Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức theo hệ thồng câu hỏi nhằm nắm được:

  1. 1. Kiến thức:

+ Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát).

+ Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của t/p.

+ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn NC như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật, …

  1. Kĩ năng:

– Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

– Phân tích đề, lập dàn ý

3.Thái độ:

– Có ý thức làm bài khoa học

– Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị đẩy vào bước đường cùng trước Cách mạng tháng Tám

  1. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực đọc – hiểu truyện ngắn Chí Phèo.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn

– Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nam Cao

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

  1. Chuẩn bị của GV và HS.
  2. Chuẩn bị của GV:

-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập;

  1. Chuẩn bị của HS:

– Vẽ sơ đồ tư duy

– Trả lời các câu hỏi:

+ Em thấy cách viết của Nam Cao trong truyện Chí Phèo có gì khác với truyện Lão Hạc đã học?

+ Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện Chí Phèo, em sẽ viết như thế nào?

+ Tình cảm nào của nhà văn Nam Cao dành cho người nông dân trong tác phẩm khiến em cảm động nhất? Vì sao

III. Tiến trình giờ học.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 – Khởi động: 5p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.

– Phương pháp/kĩ thuật: động não, trực quan

* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi ô chữ

GV trình chiếu slide 1.

1. Hành động của Chí Phèo khi xuất hiện ở đầu tác phẩm?

2. Trong tác phẩm, CP đến nhà BK mấy lần?

3. Truyện ngắn CP, ban đầu được tác giả đặt tên là gì?

4. BK không dùng cách này để biến CP thành tay sai của hắn?

Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức mới: 35p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Ôn tập có hệ thống những kiến thức đã học

– Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép.

* Hình thức tổ chức hoạt động:

1. Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền…
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
(Lê Đình Cánh )

Câu 1: Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
Câu 2: Bài thơ giúp anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương trình phổ thông?
Câu 3: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì? Liên quan các nhân vật nào trong tác phẩm vừa liên hệ ở câu 2.
Câu 4: Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm nào của Nam Cao? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu bình luận chi tiết nghệ thuật này?

I. Câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ lục bát; gieo vần chân và vần lưng.
Câu 2: Bài thơ giúp ta liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Câu 3: Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” thể hiện sức mạnh, sức cảm hóa lớn lao mà tình yêu mang đến. Liên quan các nhân vật: Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo”.
Câu 4:
* Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần, tình thương vô tư, không vụ lợi của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí, gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận

Đề 1: Chí Phèo đại diện cho nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám. Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó.

Đề 2: Cảm nhận về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo.

II. Câu hỏi tự luận:

Đề 1: Nêu được vấn đề cần nghị luận: Chí Phèo đại diện cho nỗi thống khổ của người nông dân trước cách mạng Tháng Tám.

– Chí Phèo, tấn bi kịch của người nông dân trong quá trình tha hoá:

+ Bi kịch cô đơn

+ Bi kịch lưu manh hoá

– Chí Phèo đang trên đường trở về với cuộc sống lương thiện.

– Nguyên nhân:

+ Gặp được Thị Nở

+ Bi kịch nội tâm của Chí Phèo: sự trở về của ý thức

+ Khát vọng lương thiện

+ Sự khước từ của xã hội

+ Giết Bá Kiến và tự sát

+ Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo.

– Kết thúc vấn đề:

– Nhận xét, đánh giá chung

– Nêu lên suy nghĩ, ấn tượng của bản thân

1. Giá trị hiện thực.
– Giá trị hiện thực là là một trong những giá trị đầu tiên của CNHT cũng là của văn chương chân chính nói chung. Bản chất của hiện thực không giống như văn chương lãng mạn, nó phản ánh cuộc sống như nó vốn có. Nhà văn tôn trọng hiện thực khách quan, không tô hồng cũng không bôi đen.
– Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc; tác phẩm “Chí Phèo” là điển hình cho ngòi bút của ông.
– Tác phẩm “Chí Phèo” là một bức tranh hiện thực rộng lớn có sức khái quát cao về đời sống nông thôn Việt Nam.
a) Chí Phèo là bức tranh hiện thực về sự tối tăm, ngột ngạt của nông thôn Việt Nam trong những năm trước Cách mạng tháng 8 đồng thời là bức tranh hiện thực về tầng thống trị.
– Không gian: Làng Vũ Đại là một ngôi làng nhỏ xa phủ, xa tỉnh. Nó ở thế “Quần ngư tranh thực” mồi thì ít mà cá thì nhiều. Một làng nhỏ mà có tới 5 bè bảy cách. Chúng câu kết với nhau để đè nén con em. Và chúng cũng ngấm ngầm cưỡi lên đầu lên cổ nhau.
– Điển hình cho bọn thống trị chốn thôn quê là nhân vật Bá Kiến.
+ Bá Kiến là kẻ già đời trong nghề trị dân; hắn là một kẻ lọc lõi, gian hùng, xảo quyệt. Hắn nâng việc trị dân lên thành 1 nghệ thuật, một triết lí, “hãy ngấm ngầm …”, “bám…”, mềm…”
+ Bao nhiêu cuộc đời bao nhiêu số phận đã tan nát vì sự tàn bạo nham hiểm của Bá Kiến. Đè nén, áp bức bóc lột trà đạp nhân phẩm con người. Đó chính là bản chất của thống trị chốn thôn quê mà Bá Kiến là một kẻ điển hình.
b) Là bức tranh hiện thực về đời sống nông dân.
– Mâu thuẫn của nông dân và địa chủ đã làm nảy sinh ra Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo. Quá trình tha hoá của người nông dân đã chở thành quy luật.
+ Năm Thọ: là kẻ có máu mặt trong làng, bị Bá Kiến đẩy vào tù rồi trở thành kẻ lưu manh.
+ Binh Chức: Năm Thọ vừa đi thì Binh Chức ở đâu lần về. Binh Chức là một người nông dân hiền lành như cục đất. Đứa nào cũng xoay mà đứa nào xoay cũng chịu. Tức quá Binh Chức đi lính. Vợ ở nhà trở thành món hàng cho bọn chức sắc trong làng. BC biết chuyện không trở về, đột nhiên lần về bảo rằng đã giết người. Rồi Binh Chức cũng trở thành kẻ lưu manh, trở thành tên tay sai cho Bá Kiến. Vừa năm ngoái hắn chết.
+Chí Phèo: Năm nay lại là Chí Phèo
* Khổ từ nhỏ
* Trưởng thành: Phải đi làm mướn, bị lợi dụng, bị xúc phạm và cuối cùng bị đẩy vào tù. Sau bảy, tám năm ra tù trở thành kẻ săng đá, một tên tướng cướp với bộ mặt gớm chết. Và sau hai lần đến nhà Bá Kiến, Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại và từ đó hắn triền miên trong say. Trong say làm tất cả những việc người ta thuê hắn làm: đâm, chém, chửi bới, phá vỡ bao cơ nghiệp.
– Hiện thực trong chính mối quan hệ giữa người nông dân.
+ Khổ vì bọn thống trị đã đành họ còn khổ vì chính những người nông dân, những định kiến trong xã hội.
* Thái độ của dân làng
* Hình ảnh bà cô Thị Nở
2. Giá trị nhân đạo
– Là những quy tắc ứng xử giữa người với người. Đó là lòng yêu thương, là sự tin tưởng, chân trọng giữa con người với con người. Nhân đạo trở thành một trong những giá trị truyền thống của văn học Việt Nam. Và đến Nam Cao chủ nghĩa nhân đạo đã có những đóng góp mới mẻ và sâu sắc.
a) Thấu hiểu cảm thông với nỗi khổ của những người nông dân. Bản thân quá trình phản ánh hiện thực một cách sâu sắc cũng là biểu hiện của lòng nhân đạo, sự cảm thông sâu sắc.
– Nhà văn đã tái hiện một cách chân thực cả quá trình tha hoá của con người với một cây bút nghệ thuật, Nam Cao đã truy tìm nguyên nhân đẩy Chí vào con đường lưu manh hoá: Đẻ ra Chí là một người nông dân, người đàn bà khốn khổ, còn đẻ ra Chí Phèo là một xã hội tàn ác với những thằng như Bá Kiến. Chí Phèo là nạn nhân của một xã hội đã vằm nát bị bộ mặt người cướp đi linh hồn người của Chí. Cái xã hội tàn ác đã không cho con người sống một cách lương thiện.
” Lý giải sự tha hoá của Chí như thế cũng đồng nghĩa với việc Nam Cao đã đứng ra binh vực, minh oan, chiêu tuyết cho người nông dân.
b) Nhà văn đã phát hiện được niềm khao khát lương thiện, những vẻ đẹp trong nhân tính con người vẫn còn le lói ngay cả khi họ đã bị đày đoạ vùi dập mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính.
Quá trình thức tỉnh của Chí từ khi gặp Thị Nở.
*). Chí đã sống như một con người:
+ Lần đầu tiên sau một cơn say dài triền miên, Chí đã tỉnh để biết sợ rượu.
+ Nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống.
+ Bâng khuông mơ hồ buồn, mắt ươn ướt
+ Có chút nuối tiếc khi nghĩ về một thời quá khứ đã qua
+ Nghĩ tới tương lai hắn cũng biết sợ: Sợ tuổi già, sợ sự cô đơn, có cả chút lỗi lầm
” Chí thực sự có cảm xúc con người.
– Nhất là khi Thị Nở sang cùng với bát cháo hành. Những cảm xúc của Chí Phèo càng được thể hiện một cách rõ ràng.
+. Ngạc nhiên.
+. Mắt ươn ướt.
+. Ăn năn và thấy cháo hành ngon.
FMột con quỷ chỉ biết làm cho người khác phải rơi lệ hôm nay mắt cũng biết “ươn ướt”. Nếu đọc truyện ngắn của Nam Cao chúng ta sẽ nhận ra “nước mắt là hình ảnh trở đi trở lại trong tác phẩm của ông. Với Nam Cao “nước mắt là giọt châu của loài người”. Bởi “người chỉ xấu xa, hư hỏng dưới cặp mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ và nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”. Nước mắt chính là giọt tâm hồn, thanh lọc tâm hồn. Nếu ở trên Chí mới chỉ có những cảm xúc người thì ở đây dường như Chí đã ý thức về điều gì đó sâu hơn.
+. Bát cháo hành nếu người khác ăn chắc sẽ chẳng thể có được cái cảm giác ngon bởi nó do bàn tay của thị Nở nấu. Nhưng với một người chưa từng được ai cho, chưa từng nhận sự chăm sóc từ tay một người đàn bà thì nó lại tuyệt vời. Cháo hành ở đây không còn đơn thuần là cháo hành nữa mà nó đã trở thành hương vị của tình người. Một thứ hương vị thiêng liêng lần đầu tiên Chí Phèo biết đến.
F Tình người đã thức tỉnh tính người tronh Chí. Chí biết ăn năn, hối hận và hướng tới một ước vọng sâu xa hơn, cao đẹp hơn.
+. Chí thèm lương thiện: Chí hi vọng thị Nở sẽ trở thành chiếc cầu nối đưa Chí trở về với xã hội loài người “cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.
*). Chí chết cái chết của một con người.
– Khi bị thị Nở cự tuyệt tình yêu:
+. Hắn nghĩ ngợi, rồi ngẩn người ra.
+. Hắn nghĩ đến rượu, rượu chỉ làm cho hắn tỉnh. Hắn tỉnh để nhận ra bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của mình bị đẩy đến đỉnh cao hơn bao giờ hết. Và càng tuyệt vọng hơn.
+. Chí uống và “nhận ra hơi cháo hành thoang thoảng” rồi “khóc rưng rức”.
F Hơi cháo hành tưởng như gần mà rất xa, nó thật mỏng manh. Và tình người cũng mỏng manh như vậy. Chí tưởng đã nắm được rồi nhưng ngay sau đó nó lại tuột mất.
FNếu lúc trước Chí thức tỉnh đề hi vọng thì giờ đây nước mắt vẫn là biểu hiện cao nhất của sự thức tỉnh. Nhưng tỉnh không phải để hi vọng mà tỉnh để thất vọng: mọi ngả đường về với xã hội loài người đã khép lại trước mắt Chí.
F Càng tuyệt vọng Chí càng uất hận, uất hận để nhận rõ hơn bao giờ hết kẻ thù của mình và nung nấu quyết tâm trả thù. Vì vậy bước chân đã đưa Chí đến thẳng nhà Bá Kiến chứ không đến nhà bà cô thị Nở như dự kiến ban đầu.
– Lần thứ ba Chí đến nhà Bá Kiến:
+. Nếu hai lần trước Chí đến để rao bán linh hồn thì lần này Chí đến để đòi lại linh hồn, đòi lại quyền được sống làm người.
+. Câu nói cuối cùng của Chí “Ai cho tao lương thiện….” là một câu nói đầy triết lí và giàu ý nghĩa. Chí nhận ra rằng trong cái xã hội loài người này, không bao giờ Chí có thể trở thành người lương thiện được nữa.
F Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đã được đẩy tới đỉnh cao.
+. Cả cuộc đời Chí, đây là giây phút Chí tỉnh nhất. Tỉnh để nhận rõ hơn bao giờ hết bi kịch của mình. Chí đã quyết định đâm chết Bá Kiến và tự đâm chết mình. Cuối cùng thì Chí cũng trả được mối thù. Nhưng để đấu tranh đòi lương thiện, Chí đã phải trả giá mạng đổi mạng. Thì ra trong xã hội ấy để ăn no đã khó để làm người còn khó hơn.
F Cái chết đầy bi kịch là một kết quả tất yếu đối với Chí. Bởi khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí không thể sống tiếp kiếp con vật trong khi con đường trở về với xã hội loài người đã bị cắt đứt. Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loài người.
*+. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh “Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng…”. Đây là kiểu kết cấu vòng tròn: mở đầu là hình ảnh cái lò gạch cũ bị bỏ không và kết thúc cũng là hình ảnh cái lò gạch cũ bị bỏ không xa nhà cửa và vắng người lại qua. Chí chết không đồng nghĩa với việc khép lại cuộc đời của những người bị áp bức, bị thống trị. Chí chết, lại sẽ có những Chí Phèo con ra đời. Chừng nào còn những thằng như Bá Kiến thì chừng đó còn những thằng Chí Phèo.
F Hiện tượng Chí Phèo là một hiện tượng có tính chất quy luật. Trước Chí có Binh Chức, Năm Thọ; sau Chí có Chí Phèo con. Điều này phản ánh cuộc đời tù đọng, bế tắc quẩn quanh của những người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
III. Kết bài
– Khẳng định giá trị tác phẩm
– Tài năng và tấm lòng của NC.
Hoạt động III – Hoạt động thực hành: 5p

* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học

– Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

– Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành

* Hình thức tổ chức hoạt động: Nghệ thuật đặc sắc trong “Chí Phèo”

– Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật

– NC khái quát một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội lúc bấy giờ; hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện do bị áp bức bóc lột đè nén nặng nề bị đẩy vào con đường tha hoá lưu manh.

– Nghệ thuật trần thuật kể truyện linh hoạt tự nhiên phóng túng mà vẫn nhất quán, chặt chẽ,

– Ngôn ngữ của Nam Cao cũng đặc biệt tự nhiên, sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở đời sống, giọng văn hoá đời sống.

Hoạt động IV – Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề

* Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau.

– Sự cảm thông và tình thương của Thị Nở đã giúp Chí Phèo mong muốn hoàn lương về cuộc sống lương thiện (Giá trị sống yêu thương). Các em đã rút ra được bài học gì cho bản thân đối với gia đình, bạn bè?

– Khi bị cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự sát (Kỹ năng giải quyết vấn đề). Liên hệ về tác động của nghịch cảnh và khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.

Bài viết gợi ý: